Chiến lược quốc phòng 10 năm của Mỹ (BBC)

31 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 26037)
Chiến lược quốc phòng 10 năm của Mỹ (BBC)


Chiến lược quốc phòng 10 năm của Mỹ


Cập nhật: 10:57 GMT - thứ năm, 5 tháng 1, 2012

 

 image001_225








Tổng thống Obama dự kiến sẽ công bố chiến lược quốc phòng mới đi kèm kế hoạch cắt giảm bộ binh


Hoa Kỳ sẽ cắt giảm hàng nghìn binh sĩ trong chương trình tái bố trí quốc phòng sâu rộng nhằm tiết kiệm chi tiêu quân sự trong thập niên tới nhưng sẽ chuyển hướng sang châu Á.

Ngày 5/12 Tổng thống Barack Obama và Bộ trưởng Leon Panetta dự kiến sẽ công bố tại Ngũ Giác Đài, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ một loạt kế hoạch nhằm chấm dứt tình trạng ‘lưỡng bề thọ địch’ của quân đội Mỹ.

Trong vòng 10 năm tới, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ cắt 450 tỷ USD, và vào đầu năm 2013, một khoản cắt 500 tỷ USD nữa có thể sẽ được áp dụng.

Nhưng dù vậy, trong năm tranh cử 2012, ông Obama sẽ vẫn nhấn mạnh rằng ngân sách quân sự của Hoa Kỳ tiếp tục tăng tuy với tốc độ chậm hơn trước.

Các quan chức Mỹ, được báo chí trích lời hôm 4/12, nêu ra với truyền thông rằng tổng thống Hoa Kỳ sẽ cho cắt giảm quân lính chỉ sau khi có các báo cáo chiến lược của cấp tư lệnh lực lượng.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Jay Carney mô tả các kế hoạch cắt giảm là “mang tính phẫu thuật”, và được biết tổng thống Obama theo dõi chặt chẽ quá trình ra quyết định.

Vào trưa thứ Năm 05/12 theo giờ Mỹ, ông Obama sẽ không công bố chi tiết về con số cắt giảm quân lính mà chỉ nhấn mạnh đến các ưu tiên mới cho chi phí quốc phòng và các quyết định cho tương lai.

Nhưng hãng Reuters đã nêu rằng các quan chức Hoa Kỳ đang xem xét cắt giảm 10-15% lực lượng Bộ binh và Thủy quân Lục chiến trong 10 năm tới, tương đương 10 nghìn quân.

 

image002_94








Bộ binh và Thủy quân Lục chiến của Mỹ sẽ bị cắt giảm quân số


Châu Á là trọng tâm

Tương lai của quân lực Hoa Kỳ được nói là sẽ nhắm vào châu Á và chấm dứt tình trạng quân Mỹ phải chiến đấu cùng lúc trên hai mặt trận được cho là kéo dài 10 năm qua.

Cùng với kế hoạch cắt giảm bộ binh là hướng tăng cường không quân và hải quân ở châu Á.

Mùa thu năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã nêu rõ rằng châu Á sẽ là trọng tâm của chiến lược an ninh Hoa Kỳ, gồm cả mục tiêu ngăn ngừa ảnh hưởng của Trung Quốc và coi Thái Bình Dương là “ưu tiên hàng đầu”.

Nhưng theo các hãng thông tấn, sự chuyển hướng chiến lược này có cả mục tiêu nhắm vào Iran.

Theo Washington Post, ngoài hai "mối đe dọa Trung Quốc và Iran", Hoa Kỳ cũng chuẩn bị cho các biến động ở Bắc Triều Tiên.

Đổi lại, quân bộ đóng tại châu Âu và chi phí cho các chương trình vũ khí hạng nặng sẽ bị cắt, theo báo chí Hoa Kỳ.

Tại cuộc họp báo hôm nay, Tổng thống Obama dự kiến cũng sẽ chỉ ra cả các tiêu chí mới cho quốc phòng như ngăn chặn chiến tranh trên mạng Internet (cyber warfare) và nạn khủng bố.

Ngũ Giác Đài đã bàn thảo về kế hoạch rút khỏi cảnh lâm chiến một lúc hai nơi từ nhiều năm nay.

Ngay từ tháng 6/2001, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó, ông Donald Rumsfeld nói với Quốc hội rằng chiến lược “hai cuộc chiến” là không hiệu quả.


'Thực tiễn hơn'

Khi Hoa Kỳ lâm trận cùng lúc ở cả Iraq và Afghanistan, quân lực Mỹ rơi vào cảnh thiếu quân.

Về hướng tới châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng trước, ông Robert Gates hồi 2010 cũng đã từng phát biểu rằng: "Hoa Kỳ muốn có một sự hiện diện quân sự lớn hơn ở châu Á".


image003_67 








Hoa Kỳ sẽ chính thức tăng cường hải quân ở châu Á


Trên đường đến Australia để dự hội đàm an ninh thường niên hồi 11/2010, ông Gates cho biết mối quan hệ gần gũi hơn với nước Úc sẽ giúp Hoa Kỳ mở rộng vai trò của mình tại Đông Nam Á.

Ngoài ra, các quan chức Mỹ cũng nói họ quan tâm rộng rãi đến an ninh khu vực, từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á sang đến Ấn Độ Dương.

Nay, thay đổi chiến lược sẽ chuẩn bị cho quân Mỹ chỉ tham chiến ở một nơi và đồng thời duy trì chiến dịch ở một nơi khác với mục tiêu phá thế đe dọa của đối phương thứ nhì.

Quan chức Mỹ nêu ra ví dụ gần đây để chỉ đạo cho các quyết định này.

Chẳng hạn, Hoa Kỳ nay tin rằng trong chiến sự “không nhất thiết phải có quân trên bộ liên tục,” một quan chức nói với Reuters,

Ông này cũng nói quân đội Hoa Kỳ "đang điều chỉnh chiến lược để có tính thực tiễn hơn".

Trong lúc nhiều nước đồng minh Nato ở Libya cũng gặp cảnh phải cắt giảm chi tiêu quân sự, ông Obama có thể sẽ bị phe diều hâu tại Quốc hội chỉ trích.

Trong số họ sẽ có cả những nhân vật Cộng hòa ra thách thức ông vào kỳ tranh cử tổng thống tháng 11 này.

(Nguồn: bbc.co.uk)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 22765)
Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập Phạm Văn Bân Dưới đây l à những vấn đề then chốt trong mối tương quan Mỹ-Ai Cập, được rút ra từ các báo cá o được công bố tuần này bởi Jeremy Sharp, chuyên viên của Sở Dịch Vụ Nghiên Cứu Quốc Hội, và bởi Jon Alterman, Giám Đốc chương trình Trung Đông thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế tại Washington.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26792)
MỘT TẤN BI KỊCH CÓ HẬU Hoàng Ngọc Nguyên Những con ngư ời lý tưởng đang mong đợi nhờ một bi kịch này mà ngôi nhà nước Mỹ sẽ là một thay vì phân hóa, rã rời. Người ta cũng dè dặt vừa kêu gọi vừa tin tưởng trước nỗi đau buồn củ a đất nước, con người sẽ có ý thức hơn về nhu cầu phải có lý lẽ (common sense) v à lễ độ trong cuộc sống xã hội để có thể gần nhau hơn và lâu dài hơn – không chỉ trong những lúc đau buồn, tang khó.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26203)
MỘT NĂM TRÔI QUA, MỘT THẬP NIÊN CHẤM DỨT, NHỮNG GÌ CÒN ĐỌNG LẠI Hoàng Ngọc Nguyên Có thể xem đó là thông lệ nhìn lại năm qua và thập niên qua đã trôi theo dòng đời như một giấc mơ. Tuy nhiên, cũng có lẽ ít có một khoảng thời gian nào trong đời lại có những tác động mạnh mẽ trong tâm tư và cuộc sống của chúng ta đến như 10 năm đã qua.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 26729)
LỜI NG ƯỜI RA ĐI Hoàng Ngọc Nguyên Hôm nay là ngày cuối của Arnold Schwarzennegger ở Sacramento. Ngày mai đây, ông sẽ trở lại làm thường dân – như chúng ta. Nhìn lại đoạn đường bảy năm vừa qua, ông nói rằng ông vẫn xứng đáng để được nguời ta gọi là “Terminator” - Người Sát Thủ - vai trò quen thuộc của ông trong điện ảnh trước khi ông bước vào đời thực với trách nhiệm thống đốc ...
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 25641)
CALIFORNIA 2010 TRONG TRÍ NHỚ Hoàng Ngọc Nguyên Mỗi cộng đồng có một cách riêng nhìn lại địa phương của mình. Người Việt chúng ta ở California chẳng hạn, sẽ không nhìn 10 sự kiện lớn nhất trong năm hoàn toàn giống như người Mễ, ngưới da đen, người da trắng… Nhưng cũng dĩ nhiên sẽ có sự trùng hợp.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 24231)
CUỐI NĂ M BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM Hoàng Ngọ c Nguyên Một ngườ i bình luận dè dặt hẳn phải nói: tình hình bây giờ khá hơn trước và hy vọng không bằng tình hình trong tương lai. Có lẽ đó là điếu ít nhất một người dè dặt có thể nói và ghi phát biều của mình vào sử sách.
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 27157)
Loạt bài đặc biệt 7 tỷ người Robert Kun zig Dịch và cước chú: Phạm Văn Bân, 12-21-2010 Cuộc tranh luận xuất hiện trong sự phát sinh của chủ trương báo động dân số, ở ngay chính cá nhân Giáo Sĩ Thomas Malthus. Vào cuối cuốn sách, trong đó ông lập khuôn khổ cho một luật cứng rắn rằng sự gia tăng dân số không được kiểm soát sẽ dẫn đến nạn đói...
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 25435)
THẤT NGH IỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ Hoàng Ngọc Nguyên Đối với ngưòi dân, một hai tuần qua là một thời gian chẳng lành, tuy là người ta đã qua mùa Lễ Tạ Ơn, môt phần vì những tin không hay từ thị trường lao động bay tới, một phần vì sự leo thang trong chiến dịch khủng bố người dân. Hiện nay ai cũng lo lắng, ưu tư về vấn đề công ăn việc làm, ngay cả những ngưòi hiện không bị thất nghiệp.
25 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26275)
XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH Hoàng Ngọc Nguyên Nếu ta hỏi những người một thời đã từng lớn lên ở quê nhà trước năm 1975 Mùa Giáng Sinh nào trong đời lắng đọng nhất trong ký ức của họ, chúng ta chắc chắn sẽ ghi nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nhưng có lẽ hai câu trả lời thường gặp nhất phải là Nô-en năm 1972 và Nô-en năm 1975.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21175)
Về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường Mai Thái Lĩnh Trong phạm vi của bài viết này, tôi chỉ tập trung vào một số chi tiết có liên quan đến cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh - nhất là mối quan hệ giữa nhà dân chủ yêu nước này với nhà yêu nước Phan Văn Trường nhằm giúp cho độc giả có được cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về một trào lưu đã có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử của nước ta trong thế kỷ 20, nhưng những di sản để lại vẫn còn có ảnh hưởng kéo dài qua thế kỷ 21.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468