Tiếp đón Nguyễn Đức Quang

13 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 23840)
Tiếp đón Nguyễn Đức Quang
TIẾP ĐÓN NGUYỄN ĐỨC QUANG

Lưu Văn Dân

634232106301849202_400x267

Được t
in N634232103308983946_400x243guyễn Đức Quang tái xuất trước đám đông, ở Hội quán Âm nhạc, quận Cam, vào tối thứ bảy 12 tháng 6, tôi gửi email để hỏi thăm và luôn tiện mời Quang sang Pháp chơi. Quang đã có ý định ấy, nhưng chưa biết lúc nào sẽ đi, chỉ biết là vào giữa tháng 9. Vài ngày sau, Quang xác nhận sẽ đến Paris ngày 19 tháng 9. Trước đó Quang đến Hòa lan và sẽ đi cùng một cặp bạn sang Pháp từ 19 đến 22 bằng xe hơi. Ngày đầu tiên Quang đến sẽ dành cho ba nhóm bạn cũ : Du ca, Phượng ca và Thụ Nhân. Ba ngày sau sẽ sinh hoạt mỗi ngày với một nhóm riêng rẽ.

Nguyễn Đức Quang là cựu sinh viên khóa 1 trường Chính trị Kinh doanh Đà lạt, đồng thời là sáng lập viên Ban Trầm ca - tiền thân của phong trào Du ca. Khóa 1 CTKD có hai Nguyễn Đức Quang. Để phân biệt hai anh, người ta đặt cho mỗi người một biệt hiệu. Nguyễn Đức Quang thứ nhất thấp người, sinh ở Hà nội, có biệt danh là Già cơ. Nguyễn Đức Quang thứ nhì dong dỏng cao, sinh ở Sơn tây, chơi nhạc, nên bạn bè gọi là Quang Du ca ; có người còn cắc cớ gọi là Nguyễn Đứt Quãng. Nhưng các anh tự gọi mình đơn giản là Quang A và Quang B.

Quang
Du ca

Trong nội dung bài này, chúng ta sẽ chỉ nói đến anh Quang Du ca nên khỏi cần nhắc đến danh hiệu. Quang thành lập ban Trầm ca vào mùa hè năm 1965 cùng với năm người bạn cũng xuất phát từ Đà lạt là Mai Thái Lĩnh, Hoàng Kim Châu, Trần Trọng Thảo, Đinh Gia Lập
, Nguyễn Quốc Văn và cô Đỗ Phương Oanh, giáo sư trường Quốc gia Âm nhạc Saì gòn.

« Ban Trầm ca chuyên đi trình diễn những bài hát dân tộc cùng những hình thức văn nghệ khác như thơ, kịch, kể chuyện, trò chơi và sinh hoạt cộng đồng. Họ đi khắp bốn vùng chiến thuật. Họ đã đi bộ, nằm đất, tắm mưa và đôi khi hát dưới giao thông hào…Sáu chàng trai và một cô gái gần như « điếc không sợ súng ». Từ công trường nắng cháy ở Quảng trị đến các căn cứ huấn luyện quân lực Việt nam cộng hòa ; từ trại tù binh Phú lợi đến trung tâm chiêu hồi Thị Nghè ; từ các khuôn viên đại học Luật khoa, Văn khoa, Kiến trúc…đến các sân trường trung học Trưng vương, Gia long, Bùi thị Xuân (Đà lạt) đều đã nghe vang tiếng hát của họ. Các khóa huấn luyện Thanh Ca Tác Động được tổ chức ở Huế, Đà lạt, Sài gòn, Vĩnh long quy tụ nhiều thanh niên sinh viên học sinh tham dự và chính những người này là hạt nhân của phong trào Du ca sau này.

Nhận thấy phong trào ca hát và sinh hoạt lành mạnh ngày càng phát triển, nên sau hơn một năm hoạt động, ban Trầm ca quyết định thành lập Phong trào Du ca. Hoàng Ngọc Tuệ là chủ tịch đầu tiên của phong trào. Nguyễn Đức Quang là trưởng xưởng. »

Do các sinh viên của Viện Đại học Đà lạt khởi xướng phong trào du ca cho nên họ trở về trường xin phép Cha Nguyễn Văn Lập để tổ chức lễ ra
mắt tại giảng đường Spellman. Tôi còn nhớ đó là đêm 19 tháng 12 năm 1966. Giảng đường Spellman chật nứt người đến xem. Từ ngoài cổng Viện, các anh chị em sinh viên trong ban trật tự mặc bà ba đen làm thành hai hàng rào, tay cầm bó đuốc để soi lối đi. Trong cái lạnh tái tê của mùa Giáng sinh năm ấy, đi giữa hai hàng đuốc bập bùng, tôi chạnh nghĩ ít khi nào gặp được quang cảnh hào hùng mà ấm cúng như vậy. Khán giả hầu hết là sinh viên và ban giảng huấn, nhưng người ta cũng nhận thấy có một số văn nghệ sĩ chuyên nghiệp tham dự.

Kể từ đêm đó, tiếng hát của Nguyễn Đức Quang và của các « Du ca viên » rền vang khắp nước. Không một ai không biết đến phong trào Du ca. Cho đến bây giờ những bài hát của Nguyễn Đức Quang vẫn còn vang dội trong lòng những tầng lớp thanh niên. Điển hình là Tổng hộ
i Sinh viên Việt nam tại Pháp vẫn thường đồng ca những bài hát như mời gọi, như thúc giục lên đường. Riêng bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ vẫn là một hành khúc được mọi người ái mộ.

Ngoài nh
ững buổi lửa trại, những lần công tác trên các buôn Thượng, những dịp hát hò tại quán T2 trong bốn năm học, tôi còn có vài kỷ niệm khó quên với Quang ở quân trường Quang Trung và Thủ đức, vì chúng tôi đều là Trưởng ban văn nghệ trong hai đại đội khác nhau. Nhờ vào chức vụ đó, chúng tôi thường được đi phép để tổ chức văn nghệ cũng như mời các nghệ sĩ nổi tiếng vào quân trường hát.

Năm 2009 tôi đến tìm Quang bên Cali vài tháng sau khi Quang bị đột quỵ. Lúc ấy Quang đã bình phục. Óc khôi hài vẫn còn bén nhậy, mặc dù ít nói. Tôi không dám nhắc tới chị Minh Thông, người vợ yêu dấu của anh vừa từ giã cõi đời. Trong những buổi gặp gỡ cùng với các bạn bè khác, chúng tôi trò chuyện vui đùa như thường lệ, không đá động gì đến những chuyện đau buồn. Quang yên lặng ngồi nghe, thỉnh thoảng nở nhẹ nụ cười, dáng điệu tuy mệt mỏi nhưng vẫn ngồi đến phút cuối cùng.

Tìm gặp bạn
bè cũ634226075439228492_150x112

Quang đến Hòa lan từ 1 tháng 9, ở nhà vợ chồng một người bạn Du ca, anh Nguyễn Quyết Thắng và chị Minh Chiến. Ngày 5 nhóm Du ca Hòa lan tổ chức một buổi «
nhạc đàm » với một số đoàn viên trước cả trăm đồng bào cư ngụ trong vùng. Sau đó anh chị Chiến-Thắng chở Quang đi du ngoạn nhiều nước Âu châu, đến ngày 19 mới sang Pháp.

Từ lúc Quang l
iên lạc với ba nhóm bạn ở Paris, hội Thụ nhân và nhóm Du ca Paris thường xuyên kêu gọi nhau để bàn về tổ chức, nào là tìm phòng ốc, mượn âm thanh, sao tập nhạc nào là giải quyết vấn đề ẩm thực. Chị Lê Thị Hảo đề nghị kêu gọi sự đóng góp của Tổng hội Sinh viên VN tại Pháp, nhưng vì có lời dặn dò của Quang và sự gửi gấm của anh Thắng về sức khoẻ của Quang, nên cuối cùng THSV chỉ là khách được mời làm khán giả chứ không ở trong ban tổ chức. Bên Phượng ca, chị Phương Oanh cho biết sẽ có ba người đến dự.

Ngày 19 nhóm Du ca Paris đến điểm hẹn từ lúc 3 giờ chiều để chuẩn bị phòng ốc. Đây là một trường học tư ở Saint Maur, ngoại ô Paris. Căn phòng được mượn là một lớp học có thể chứa một trăm người. Tôi đến nơi khoảng hơn 5 giờ để bố trí âm thanh - dàn âm thanh m
ượn của THSV. Bên Du ca đem đến hai cây đàn thùng. Lối 6 giờ, Phó Chủ tịch Nguyễn Tấn Trung đến tăng cường ban trật tự. Chủ tịch Phạm Trọng Khoát cẩm theo hai máy vi âm không giây và một chân micro. Các anh chị trong hội tuần tự đến ; một số đứng trong sân trường để chụp ảnh lưu niệm, như chị Trần Thị Diệu Tâm, anh Lê Đình Thông, anh Nguyễn Đức Quang và tôi ; một số đứng ngoài cổng với Trung, như anh Khoát, anh Nguyễn Tấn Sinh, anh Trần Văn Bảng. Hôm ấy nhiều người bị kẹt xe, nhưng cũng không đến trễ lắm. Sau 7 giờ, anh chị Thân Văn Điển – Châu, anh chị Kinh - Nguyễn Ngọc Thương, chị Tôn Thất Hồng Cúc, anh Mai Văn Thái, anh chị Nguyễn Khánh Chúc – Mai, chị Lê Thị Hảo, chị Mỹ Vân, vợ Khoát, anh chị Đoàn Trần Nghị - Diệu Hỷ lần lượt đến cùng với một số thân hữu. Tổng cộng số người tham dự đêm hôm ấy chừng năm sáu chục người, Thụ nhân và bạn hữu chừng 30 người, Phượng ca chỉ có Phương Oanh , THSV có hai người, còn lại là nhóm Du ca và quan khách.

Mở đầu chương trình lúc 8 giờ, anh Giang Minh Đức, đại diện Du ca Paris, giới thiệu và cảm ơn mỗi nhóm hiện diện, đồng thời trình bày sơ lược quá trình thành lập và hoạt động của nhóm Du ca Paris. Nhóm này mới thành lập cách đây 5 năm, không có giây mơ rễ má gì với Du c
a ngày xưa. Nhóm Paris quen nhau tại Giáo xứ Việt nam, trong những lần đem con cái đến học và sinh hoạt tại đây. Họ lấy tên Du ca Paris vì họ thích hát nhạc Nguyễn Đức Quang và những bài hát cộng đồng. Mẫu số chung giữa hai nhóm Du ca là tinh thần đồng loại, tình tự quê hương, sinh hoạt xã hội. Ngoài ra Du ca Paris chú tâm đến thiếu nhi và mục vụ, cũng như uỷ lạo các xứ đạo bên nhà.

Phát biểu của Quang xác nhận không quen biết ai trong nhóm Du ca này. Quang sang Pháp để gặp lại Phương Oanh và bạn bè Thụ nhân, những người có « nợ xương máu » với Quang. Bắt đầu chương trình văn nghệ, Quang mời Phương Oanh lên cùng hát bài « Đèn cù », một bài hát ngày xưa chỉ có hai người hát nổi. Phương Oanh là một trong « thất tìên » gồm sáu ông một bà của nhóm Trầm ca. Sau một thời gian đi hát chung trong thập niên 60, Phương Oanh tách ra lập ban nhạc chuyên về nhạc dân tộc. Chính Quang đặt tên Phượng ca cho ban nhạc đó.

Giọng hát của Quang vẫn khoẻ, tiếng đàn không một chút lạc điệu. Hai người mấy mươi năm sau gặp lại mà vẫn hát ăn khớp, dường như chưa bao giờ ngưng hợp ca, chưa bao giờ ngưng tập dượt, trí nhớ thật phi thường.

Sau màn song ca, Quang vừa kể các giai thoại trong cuộc đời nghệ sĩ, từ Trầm ca đến Phong trào Du ca, các giai đoạn sáng tác, từ những ca khú
c nhận thức đến những bản tình ca, vừa hát và mời khán giả hát chung, giọng nói mạnh mẽ, tiếng hát hào hùng, lời ca như tha thiết, như giục giã. Đã lâu lắm chúng tôi mới lại được nghe những bài như : Hy vọng đã vươn lên, Tiếng rống đàn bò, Nỗi buồn nhược tiểu, Việt nam quê hương ngạo nghễ.

Quang cũng mời vợ chồng Chiến - Thắng lên cùng hát năm ca khúc trong 45 bài ca khai phá : Đoàn ta ra đi, Về với mẹ cha, Đuốc hồng tuổi trẻ, Anh em tôi, Đường Việt nam.

Đến đây, Nguyễn Quyết Thắng xin lỗi mọi người để cho Quang nghỉ mệt vì Quang mới mổ tim, cần phải tỉnh dưỡng. Thay vào đó, nhóm Du ca Paris lên trình bày một số ca khúc do họ sáng tác : Du ca hành khúc, Nắng đã lên rồi, Nước non ngàn năm.

Nguyễn Quyết Thắng được mời lên trình diễn vài sáng tác riêng của mình, nhưng Thắng nhún nhường cho rằng ngày hôm ấy dành riêng cho Quang nên xin phép chỉ hát bài của Quang. Thắng nói : « Anh Quang có một người yêu. Thường thường người ta ví người yêu với trăng sao, với sông biển. Nhưng người yêu của anh Quang không phải là trăng, không phải là dòng sông, mà là công tác xã hội. Tôi xi
n hát bài Người yêu của tôi của anh Quang cùng với vợ tôi. » Cặp song ca này cũng được cổ võ nhiệt liệt.

Quang trở lại mạn đàm với khán giả, tiếp tục kể cuộc hành trình văn nghệ của mình, sau những ca khúc nhận thức ti thời hoa mộng. Đó là thời kỳ phổ nhạc những bài thơ của Nguyễn Ngọc Thạch, cựu sinh viên Sư phạm, cựu Chủ tịch Tổng hội sinh vi634232120263249724_400x297ên Đà lạt năm 1964-1965, như Bên kia sông, Xin nhận nơi này làm quê hương. Cũng là lúc bài « Vì tôi là linh mục » phổ từ bài thơ ca Nguyễn Tất Nhiên, ra đời. Để trình bày bài hát này, tôi hân hạnh được Quang mời lên hát.

Sau đó Quang giới thiệu vài ca khúc mới sáng tác sau khi thoát khỏi tay tử thần. Những nhạc phẩm như Đứng bên tôi, Vắng em, Thèm, là những bài tình ca đồng thời là những câu trả lời các người trẻ đừng vội chê Quang già.

Để kết thúc chương trình, Quang mời mọi người đồng ca bài Việt nam quê hương ngạo nghễ. Nhưng tiếp theo đó, Nguyễn Tấn Sinh yêu cầu hát thêm bản Hy vọng đã vươn lên. Tuy trời đã khuya, mà chả ai muốn ra về. Nhóm Thụ nhân cùng lên bục giảng để chụp vài tấm ảnh lưu niệm.

Được biết ba hôm sau Quang chẳng có chương trình đặc biệt vì nhóm Du ca Paris là những người tương đối trẻ - khoảng 40 tuổi - lại không quen biết nhau từ trước, còn Phương Oanh kẹt người chồng đang đau nặng, nên một số anh chị em Thụ nhân hẹn gặp Quang ăn uống. Thầy Trần Văn Ngô và cô Dung còn đưa Quang và vợ chồng Chiến - Thắng đi du
ngoạn Paris trước khi ba người đi về Hòa lan.

 Lưu Văn Dân
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 29878)
Giáo-sư Ngô Đình Long cùng Cô Trâm Anh và Cô Phó Bá Long đã có buổi hội ngộ với đông đảo các cựu môn sinh tại tư-gia anh chị Trần Thu-Tâm & Hồng Khắc Lợi K6/CTKD vào i chiều ngày 21-05-2011.
01 Tháng Năm 2011(Xem: 30671)
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang - Giọt Nắng Đọng Lại By DDH
01 Tháng Năm 2011(Xem: 31049)
Nhạc phẩm DẠ KHÚC Sáng tác của Trần Ngọc Phong, CTKD 1
27 Tháng Ba 2011(Xem: 29956)
Nguyễn Đức Quang - Bài ca cuối cùng Feb. 01-2011 Nguyễn Đức Quang phổ thơ "Anh thích em lặng thinh" của Pablo Neruda (Nobel Prize). (Nguồn: Huỳnh Trung Trực chuyển tiếp thunhan1-2@yahoogroups.com)
20 Tháng Ba 2011(Xem: 28244)
Nếu ‘‘bên nớ’’ là ‘‘Bên kia sông’’, ‘‘bên ni’’ là ‘‘cõi người ta’’, ở bên này sông.
20 Tháng Ba 2011(Xem: 28211)
Vĩnh Biệt Nguyễn Đức Quang Du Ca (Video)
20 Tháng Ba 2011(Xem: 28924)
Hình ảnh Lễ Tưởng Niệm TN Nguyễn Đức Quang của Thụ Nhân Việt Nam và ban bè trong nhóm Du Ca tại Khu Du Lịch Văn Thánh, Saigon. Nguyễn Thăng Long
20 Tháng Ba 2011(Xem: 28134)
Tưởng niệm Nguyễn đức Quang cũng là xác tín với anh về các giá trị mà anh đã để lại trong lòng bạn bè anh trên quê hương anh đã một thời và mãi mãi trong 1 góc con tim của mọi người biết đến anh.
20 Tháng Ba 2011(Xem: 29909)
Anh đã vượt qua bến bờ tuệ giác. Bên này sông chỉ là mịt mờ ngấn lệ. Xin anh lắng nghe tâm kinh tụng niệm : Gate gate Pàragate Pàrasamgate Bodhi svàhà .
20 Tháng Ba 2011(Xem: 29114)
Yết đế bồ đề nơi đất khách, Tâm kinh tụng niệm chốn vô thường. Vô khổ niết bàn sầu tiễn biệt. Bát nhã cầu siêu Nguyễn Đức Quang.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468