Vẫn hát mãi bài ca… (Nguyễn Kiệt)

20 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 27744)
Vẫn hát mãi bài ca… (Nguyễn Kiệt)

 Vẫn hát mãi bài ca…

Nguyễn Kiệt

Tưởng nhớ NS Nguyễn Đức Quang- tác giả ca khúc Việt Nam quê hương ngạo nghễ

image001_86











Xế chiều, giữa rừng núi hàng chục chiếc xe thồ bìa, củi, tre nứa, đót…xếp hàng nối nhau, lần lửa kẻ mạnh giúp người yếu đưa từng chiếc xe qua cầu khỉ. Những gương mặt già trẻ lem luốc râu ria, mắc sáng quắc, ăn bận nón, áo, giầy… rách, vá, cột đủ thời trang hàng cũ của đời hoa lệ, màu sắc phôi pha … Những bắp tay gân guốc, kẻ trước người sau, người hô, người đẩy, kéo mồ hôi nhỏ giọt…Chợt một giọng hùng tráng vang lên giữa núi rừng:
“ Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn / Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang / Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm / Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng”
… Không ai bảo ai, tất cả hòa theo! “Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người / Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam / Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian / Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên”…Việc lôi kéo đẩy bê xe trên cầu có khoan lại một chút, vì đây là bài hành khúc lại được hát trong lúc hưng phấn lao động” hò kéo xe”, nhưng có kế ngay, một anh nhảy lên mô đất cao đầu cầu phất hai tay lên đánh nhịp, dìu dặt đưa từng nhịp bài ca vào một nhịp đẩy cho công việc ăn ý nhau, nhịp nhàng hơn, dù chậm một chút nhưng mạnh, khỏe hơn. Bài đồng ca lập lại hơn ba lần, tiếng hát mạnh, chắc nhịp hơn , âm thanh cao thấp dần cũng hòa vào chung tình cảm. Từng chiếc, từng chiếc, rồi chiếc xe cuối cùng cũng đã kéo qua cầu. Xe nối nhau theo hàng dọc, có xe một tài tự lái tự đẩy, có xe hai tài lái phụ đẩy, kéo. Tiếng kẻo kẹt, tiếng chân nặng trịt, tiếng thở dốc…và bài ca cứ vang lên nối tiếp… “Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng / Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm / Da chân mồ hôi nhuễ nhại cuộn vòng gân tươi / Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời”…
Cái đám người bước qua cánh cửa rừng, bỏ lại sau lưng muôn sự tầm hèm. Họ nói về mình rất ít, khiêm tốn, họ kể cho nhau về những gì mắt thấy tai nghe, những đưa đẩy nỗi trôi của nghiệp nước thành thân phận của những mảnh đời, rành mạch, từng câu chuyện bàng quan, vô tư, kết thúc là nụ cười. Tiếng hát lại tiếp tục vang lên-“Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người / Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam / Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian / Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên”…đồng ca được chuyển qua hát đuổi: “Máuuu ta từ thành Văn Lang dồn lại / Máuuu ta từ thành Văn Lang dồn lại / Xưưưương da thịt này cha ông ta miệt mài / Từng giờ qua / Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi”… Một giọng nam mạnh mẽ vút cao lên, cả đoàn xe im cho chất giọng nghệ sĩ rừng ấm nóng rưng rức nhức nhối dội vang bốn bề rừng núi cả khối tình chung: “Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang / Trên bàn chông hát cười đùa vang vang / Còn Việt Nam / Triệu con tim nầy còn triệu khối kiêu hùng”… Cả đoàn xe thồ lập lại câu kết đoạn: “Còn Việt Nam / Triệu con tim nầy còn triệu khối kiêu hùng”…Hương đêm lành lạnh của rừng tỏa ngát, sảng khoái, dưới ánh trăng rừng lấp loáng, đoàn người già trẻ thoải mái buông theo tiếng hát nức nở của lòng riêng, tình chung, trong tiếng hát có giọt nước mắt hòa với những giọt mồ hôi đang rơi rơi. ..

Tiếng hát giữa rừng vơi đi bao khổ nhọc trong cuộc sinh tồn. Lời ca như nhắn nhở mỗi người ý thức thân phận làm người trong xã hội còn đầy khốn khổ, tủi nhục : tôi đang hát, trái tim tôi đang hát, tôi đang sống làm người, làm người Việt Nam!
Ra khỏi bìa rừng hơn cây số, vầng trăng tháng chạp đã lên cao, ánh đèn xóm làng xa xa, còn chừng ba cây số là hầu hết anh em về đến nhà. Lần lượt từng xe rẻ lối, mỗi người chia tay nhau … Còn mỗi mình tì vai nghiêng đẩy tay lái, bước bước nhanh dong chiếc xe củi kèm bó đót trên quốc lộ hướng về nhà… Cảnh đó diễn ra vút đã hơn hai mươi hai năm rồi. Bài ca làm ấm tình nhóm người lam lũ nhờ vào rừng Mẹ cưu mang, “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” , bài ca tuổi trẻ một thời hẳn ai cũng cũng nhớ, ai cũng thuộc đã bộc phát vang lên giữa rừng đầy niềm hoan lạc, tự hào, yêu thương… l
“Việt Nam quê hương ngạo nghễ”
đã ra đời trong nỗi đau nhức nhối của cả một dân tộc bị tàn phá nặng nề cả tâm hồn và thể xác. Bài ca đã ngự vào mỗi tâm hồn của con người Việt Nam thân khiết, khẩn thiết; bài hát đánh thức cả một thế hệ tuổi trẻ đau nhức trong một thời điểm lịch sử tuổi trẻ đang mơ màng gà gật, vong thân, đang bị mị lừa, ru ngủ hay tự mình ru ngủ, gieo bao nỗi sợ hãi họa lụy của bạo lực , chiến tranh,… Ngày ấy và…cho đến cả hôm nay. “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam! Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam! …“Việt Nam quê hương ngạo nghễ” lại được tuổi trẻ Việt Nam “ngạo nghễ” hát vang lên, là tiếng hát, tiếng thét, tiếng khóc của tuổi trẻ…trong thân phận nô lệ làm người tự do…Tiếng hát , tiếng thét yêu nước của tuổi trẻ VN-“Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!’ …lại bị chính những người từng nhân danh yêu nước, huy động cả “bốn mươi thế kỷ cùng ra trận” …ngăn cấm, không được yêu!. Trong lịch sử oai hùng, bất khuất của dân tộc dường như tuổi trẻ Việt Nam chưa bao giờ lại có nổi đau, nhục nhã như thế….
Ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất. Yêu giống nòi mình lầm than mãi rồi…..”(*)!Hôm nay, giống nòi mình “ai lầm than” và ai xênh xang trên nổi khổ đau, lầm than ấy?!…. Tiếng hát Việt Nam đầy tự hào của những ngày tháng xưa đi tìm quê hương hát trong “ngạo nghể”, nay tuổi trẻ Việt Nam vẫn ” ngạo nghễ”, ngạo nghễ đi tìm, giành lại quê hương, Tổ Quốc Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay vẫn tiếp tục hát mãi một bài ca -không bao giờ chịu khuất phục mọi kẻ thù cướp nước, bán nước… “Việt Nam quê hương” vẫn ” ngạo nghễ”, tiếp tục đi trong dòng sống truyền thống lịch sử bất khuât của dân tộc và vẫn hát mãi một bài ca…

Nguyễn Kiệt

(*) Ca khúc Chuyện quê ta của NS Nguyễn Đức Quang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 30696)
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang - Giọt Nắng Đọng Lại By DDH
01 Tháng Năm 2011(Xem: 31070)
Nhạc phẩm DẠ KHÚC Sáng tác của Trần Ngọc Phong, CTKD 1
27 Tháng Ba 2011(Xem: 29983)
Nguyễn Đức Quang - Bài ca cuối cùng Feb. 01-2011 Nguyễn Đức Quang phổ thơ "Anh thích em lặng thinh" của Pablo Neruda (Nobel Prize). (Nguồn: Huỳnh Trung Trực chuyển tiếp thunhan1-2@yahoogroups.com)
20 Tháng Ba 2011(Xem: 28267)
Nếu ‘‘bên nớ’’ là ‘‘Bên kia sông’’, ‘‘bên ni’’ là ‘‘cõi người ta’’, ở bên này sông.
20 Tháng Ba 2011(Xem: 28232)
Vĩnh Biệt Nguyễn Đức Quang Du Ca (Video)
20 Tháng Ba 2011(Xem: 28962)
Hình ảnh Lễ Tưởng Niệm TN Nguyễn Đức Quang của Thụ Nhân Việt Nam và ban bè trong nhóm Du Ca tại Khu Du Lịch Văn Thánh, Saigon. Nguyễn Thăng Long
20 Tháng Ba 2011(Xem: 28157)
Tưởng niệm Nguyễn đức Quang cũng là xác tín với anh về các giá trị mà anh đã để lại trong lòng bạn bè anh trên quê hương anh đã một thời và mãi mãi trong 1 góc con tim của mọi người biết đến anh.
20 Tháng Ba 2011(Xem: 29940)
Anh đã vượt qua bến bờ tuệ giác. Bên này sông chỉ là mịt mờ ngấn lệ. Xin anh lắng nghe tâm kinh tụng niệm : Gate gate Pàragate Pàrasamgate Bodhi svàhà .
20 Tháng Ba 2011(Xem: 29139)
Yết đế bồ đề nơi đất khách, Tâm kinh tụng niệm chốn vô thường. Vô khổ niết bàn sầu tiễn biệt. Bát nhã cầu siêu Nguyễn Đức Quang.
20 Tháng Ba 2011(Xem: 30591)
Nhạc: Thuyền Đời Xa Bến của GS Nguyễn Thanh Trang tiễn TN Nguyễn Đức Quang (Qua tiếng hát Vũ Trung Hiền, California, USA) (Nguồn: Huỳnh Trung Trực chuyển tiếp thunhan1-2@yahoogroups.com từ GS Nguyễn Thanh Trang) Nhạc: Thuyền Đời Xa Bến của GS Nguyễn Thanh Trang tiễn TN Nguyễn Đức Quang (Qua tiếng hát Tâm Hảo, Virginia, USA)
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468