ÔNG KÝ GIÀ SỞ ĐOAN

20 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 57262)
ÔNG KÝ GIÀ SỞ ĐOAN

ÔNG KÝ GIÀ SỞ ĐOAN

Mihail Sadoveanu

(Người dịch: Hoàng Ngọc Nguyên)

 

Khi đến thị trấn này, ông Grigorian, người đứng đầu văn phòng quan thuế và láng giềng của tôi, đã để ý ngay vẻ đau khổ và lo lắng hằn trên nét mặt của ông già Dutu. Ngay từ khi ông đặt chân đến căn nhà gỗ dài của sở quan thuế và hòa lẫn trong đám đông những thương nhân đứng hàng dài trước biết bao thùng và hộp giấy bồi mở nắp, những đống vải, len, và lụa nhiều màu sắc, người ta lui tới và cười nói ồn ào chung quanh, ông cảm thấy kinh ngạc trước con người khiêm tốn, thầm lặng và nhẫn nhục của ông Gheorghe Dutu.

 Ngaykhi nhận ra ông “xếp mới” từ Galatz đồi tới đang ở trong phòng, những thương nhân và nhân viên đều im lặng. Họ vội vàng đứng tránh đường cho ông đi, họ tự giới thiệu mình, trả lời những câu hỏi của ông bằng những lời lễ phép và nụ cười. Mỗi người cầm trong tay trái, trong khi vẫn làm việc của mình, một thứ gì đó, như một xấp vải, một giải lụa – như thề ai cũng chào đón ông bằng một món quà. Cao lớn, tươi cười, ông tiếp tục nhàn nhã bước tới, tay vuốt nhẹ vào đám tóc dài dưới tai. Ông ngừng trước mặt Gheorghe Dutu, ông già đã theo dõi ông xếp mới nãy giờ với một mối lo sợ hoang mang.

 “À ông? Ông có phải là thư ký ở đây không?”

 “Vâng, thưa ông,” ông đưa đôi mắt đen, hãi sợ và ướt át nhìn chằm chằm. “Tôi từ lâu đã là thư ký ở đây. Tất cả những ông xếp cũ ở đây đều hài lòng công việc của tôi”.

 “Thế lương ông bao nhiêu?”

 “Hiện nay tôi lãnh một trăm hai mươi đồng lei, thưa ông. Tôi đã làm việc hai mươi năm và tôi luôn luôn làm tròn bổn phận… nhưng vì tôi không có bằng trung học, thưa ông, cho nên tôi chẳng thể có lương cao hơn được”.

Ông nói nhanh. Bàn tay phải đang cầm một cây bút đang run lên; bàn tay trái cứ chà lên chà xuống bên hông của ông. Ông mặc áo quần sạch sẽ, nhưng kiểu xưa lắm và trông có vẻ đã mòn vì giăt nhiều.

Ông lại lên tiếng giọng buồn bã: “Nếu tôi học được hai năm cấp trung học thì chắc phải khá hơn rồi”.

Ông lắc đầu và thở dài.

“Thế ông có gia đình ông?” ông Grigorian hỏi.

“Tôi có chứ,” Dutu đáp, hơi giật mình. “Thưa ông tôi có sáu con gái. Tôi không có lấy một đứa con trai”.

Những lời thố lộ cuối cho thấy sự bất hạnh mới nhất của ông.

Ông Grigorian lại đến với những viên chức khác và hòa vào những ngưòi buôn bán, nhưng trong một lúc ông cảm thấy tia nhìn lo lắng và bối rối của ông Dutu vẫn còn chằm chằm vào mình.

Trong văn phòng, ông Grigorian hỏi thăm người phụ tá của mình về chi tiết của toàn thể nhân viên, và còn thảo luận khá lâu về trường hợp của Dutu.

“Ông ấy là người nghèo và không may,” nguòi phụ tá nói. “Gia đình của ông ấy đông và ông cứ sợ bị đuổi”.

“Tại sao ông phải sợ chứ?”

“Vâng, thưa ông. Ông thấy đấy, có quá nhiều ngưòi trẻ tuổi đang chờ có dịp để thay thế ông. Công việc của ông quả là khó cho ông; ông ta không hẳn là làm giỏi, và vì ông có nhiều điều bận tâm cho nên đôi khi ông như là người mất hồn. Nhưng chẳng có ai lại đi tính chuyện cho ông ta nghỉ đề cho ông chết đói”.

“Đã hẳn,” ông Grigorian nói nhỏ.

“Ông nói với mọi người ông có sáu cô con gái và Trời chẳng cho ông được một mụn con trai”.

Và ông phó bắt đầu cười lớn. Ông Grigorian cũng cười.

“Cho đến nay ông chưa gã được cô nào cả. Thời nay, các cô có thề đẹp và ngoan, nhưng không có của hổi môn thì khó mà lấy chồng”.

Trong câu cuối của nguòi phụ tá có một cảm nhận gì đó. Ông Grigorian nhìn ông và lại cuời.

“Này ông Panaitescu, thế ông cũng có con gái có thể gã chồng được chứ?”

Vâng, người phụ tá đáp, như thể ngại ngùng vì một viêc gì đó.

“Đó là điều thật sự luôn luôn đáng lo nghĩ đấy,” o^ng Grigorian nói. “Tôi chẳng vướng vào đó. Tôi sống một mình. Tôi không có gia đình”.

“Thời nay một gia đình là một gánh nặng, là điều đáng lo nghĩ,” ông Panaitescu lên tiếng, giọng chùng lại. “Ông thật may mắn đấy, thưa ông”.

Một hôm người ta thấy con người to lớn của ông Grigorian đang đi qua kho hàng của sở quan thuế; ông lại đập tay vào chòm tóc dưới tai màu hạt dẻ. Chung quanh ông, người ta thì thào như đang bàn tán chuyện gì; có người đóng búa thình thịch; người đi ra đi vào, đụng phải nhau, hai tay khiêng đầy thùng và hộp; từ quầy tiền có tiếng bạc rơi lẻng kẻng vui tai. Những tia nắng mặt trời, từ bên ngoài xuyên vào những kẽ trên trần của căn nhà đã quá cũ, chiếu thằng vào mớ mạng nhện ở trong những góc tối phía bên trên và lấp lánh trên những xấp lụa màu sáng và vải ren rãi rác và nằm lộn xộn trên những chiếc bàn.

Gheorghe Dutu, ngồi ở bàn của mình, đang vào sổ. Ông viết chậm rãi, nắn nót, đầu của ông lên xuống theo chuyển động của cây bút. “Trông ông này viết có vẻ khó khăn quá nhỉ,” ông Grigorian nghĩ, “thế mà hai mươi năm qua ông vẫn cày như thế”.

Khi nào bắt đấu chữ hoa, Dutu sẽ uốn cho cây bút lượn trên trang giấy, vả có vẻ ông vấp phải cái gì đó và cây bút của ông uốn lạ lùng, và đám râu mép xám trên miệng cũng uốn theo, như thể vạch luôn nét của chữ đó dưới mũi của mình.

 Ông xếp hỏi: “Ông Dutu, ông đang viết gì thế?”

“Tôi đang viết tên của mấy người thương gia,” ông Dutu nói, ông cười và đứng dậy, “Đây là tên của những ngưòi kiếm tiền mà chẳng phải làm gì cả”.

“Ồ, đúng đấy, hôm nay trông ông vui hả,” người xếp nhận xét với giọng than mật.

“Tôi lúc nào cũng vậy, có hai hay ba ngày bình an và ngơi nghỉ,” ông Dutu đáp với giọng xa vắng. “Sau khi nhận được tiền lương”.

Ông xếp lại cười lần nữa.

“Tôi cũng ghi sồ hàng hóa, thưa ông,” người đàn ông già mạnh dạn nói, “nhất là hàng lụa và vải ren. Tôi đã làm việc ghi sổ những thứ này trong hai mươi năm qua. Mấy cái rèm và vải có đường xếp- những thứ trang phục của mấy bà! Cả hai mươi năm… Những thứ lụa đó nay đang nằm một đống trong khi những bà mặc nó nay đã già và phờ phạc. Những thứ mắc tiến; một người nghèo phải vô sổ. Con gái tôi chẳng đời nào có mà mặc.”

“Bây giờ tôi thấy ông là triết nhân đấy,” Ông xếp nói.

“Một tháng chỉ được hai hay ba ngày thôi,” người đàn ông già trả lời buồn bã.

Ngày hôm đó, ông Grigorian cảm thấy khá hài lòng khi gặp người thư ký của mình, nhưng vài ngày sau vào một hôm chủ nhật ông gặp ông già này lại và thấy ông khá thay đổi. Hôm đó là lễ tang của một ông đại tá về hưu, một ngày ướt át và đầy mây. Một toán quân nhạc đang diễn hành chậm chạp từng bước trong khi tấu một bài lễ nhạc, tiếng trống đánh thùng thùng lẫn với tiếng kèn trầm bỗng; khi ban nhạc ngừng lại để người ta hát, các nhà tu và những người đồng tấu lên giọng mũi của mình khời đầu một khúc hợp tấu trẻ trung. Những tiếng khóc sụt sùi run run vang lên, và đoàn ngưòi lại di chuyển. Và những người mặc quân phục le lói bắt đầu di động, và những áo quần đen, những nguời lính có vũ trang, và một hàng dài những người đi theo. Ông Grigorian, vào một ngày nghỉ chẳng có gì làm, cũng tham gia vao trong đoàn ngưòi đi đến Nghĩa trang Vĩnh cửu đó. Bước đi trong suy nghĩ, nhìn những gương mặt mới mẻ của người này đến người khác trong một thành phố mà ông chỉ mới đến chẳng bao lâu, ông chợt nhận ra ông Gheorghe Dutu. Ông đang bước chầm chậm theo mọi người quanh ông, nhưng dáng đi của ông khá kỳ; thân hình ông dường như ngã về một bên và ngược về phía sau. Rồi tức thì ông Grigorian thấy rõ được nét mặt của ông Dutu và đầu mũi đỏ kè và ông hiểu được mọi chuyện. Ông phải bật cười, và cắn môi lại, nhìn qua phải rồi quay qua trái để xem có ai để ý đến ông hay không. Như thề có một tương quan vô hình giữa ông và Dutu, ông Dutu, lúc đó đang đi trước mặt xếp của mình, cũng bắt đầu bật cười và thì thầm gì đó. Rồi trông ông có vẻ ngạc nhiên, và bắt đấu nhìn chăm chú hai bàn tay nắm lại đàng sau một bộ quân phục đang giữ một đôi găng tay màu trắng. Bàn tay đó là của một ông thiếu tá pháo binh, một người thấp và mập có một dáng đi như người ta lăn ông đi. Đôi bàn tay nắm lại và găng tay màu trắng đã gợi hứng cho Dutu. Trong một lúc, ông nhìn chúng và đi sau chúng; rồi ông bước nhanh ra phía trước và chìa ra một ngón tay đánh một cái nhanh và nhẹ và tức thời trở lại vị trí cũ là hơi nghiêng qua một bên và ngã người về phía sau.

Ông thiếu tá quay nhìn ông với vẻ ngạc nhiên, nhưng Dutu vẫn tiếp tục đi với vẻ điềm nhiên. Chỉ có khóe mắt của ông nhăn lại khi ông thiếu tá một lần nữa đưa mắt nhìn về phía trước. Trong một lúc ông Grigorian không thấy được ông ta nữa, rồi ông lại nhận ra ông ta, nói hơi ồn ào và di chuyển cả hai tay lên xuống. Ông muốn thấy xem ông Dutu đang nói chuyện với ai; hóa ra ông chẳng nói chuyện với ai cả. Hiện tại một người cảnh sát kéo ông đi xa hơn một chút về phía sau và bỏ ngón tay trỏ trước môi ra hiệu cho ông giữ im lặng. Ông Grigorian cảm thấy không vui.

Rồi sau đó, trong nghĩa địa, gần cái huyệt, ông lại thấy ông Dutu lần nữa. Ông ta đang nhìn ông, đôi mắt tròn và sợ hãi trông có vẻ đã bình thường; mặt của ông giống như bị dính tro. Và dường như chỉ đến lúc đó ông mới để ý những người phu đòn đang hạ người chết vào huyệt. Ông nhìn người chết với vẻ kinh hoàng, và rồi rụt rè đến bên ông chủ của mình, trong mắt của ông lộ vẻ trông đợi một cách tuyệt vọng, đẫm nhựng giọt nước mắt đích thực.

“Đừng làm tôi đau khổ, thưa ông,” giọng của ông Dutu xen vào tai của ông Grigorian như một hơi thở ưu phiền. “Ông tha thứ cho tôi; việc này xảy ra cho tôi một tháng một lần… Lo lắng, thua buồn, cả sáu đứa con chẳng có của hồi môn”.

Ông Grigorian nhìn nơi khác; ông vẫn chán vô cùng những nguòi say sưa.

Trong một thời gian dài sau đó, tia nhìn tuyệt vọng, khép nép, khẩn khoản của ông Dutu vẫn bám theo ông chủ trong khắp công sở này. Cứ như thế ông thấy ông già cặm cụi ở ghế ngồi, cấn cù làm việc, bộ râu bạc di chuyển theo từng hàng chữ. Ông gầy đi và có vẻ như còng ngưòi hơn, như thể không chịu nổi gánh nặng của những nỗi ưu phiền.

Một buổi sáng ông Grigorian quyết định đáp lại lời kêu gọi âm thầm này, cho nên ông bước đến chỗ của ông Dutu một cách tự nhiên, miệng nở một nụ cười vui vẻ.

Bên ngoài là một ngày mùa thu nhiều sương mù. Trong góc phòng tăm tối và lạnh lẽo, người thư ký viết nhanh, thình thoảng ngừng lại, đọc, rồi xoá, viết trở lại và lại ngừng. Trông ông bực dọc, không thoải mái.

Ong Grigorian mới hỏi: “Ông viết gì đó, ông Dutu?”

Người đàn ông già giật mình và nhanh chóng đẩy một hồ sơ lên che tờ giấy. Rồi ông đứng dậy, chớp mắt và len lén nhin nơi khác.

Ông Grigorian lại hỏi nữa: “Ông đang viết gì đấy, nói cho tôi nghe nào?”

“Đừng làm tôi vô phúc, thưa ông; TÔi vừa mới vào sổ xon . Còn đó là chuyện riêng tư… một thỉnh nguyện”.

Và kéo tờ giấy ra khỏi sổ cái, ông đưa nó ra cho ông chủ và rồi té ngồi trong chiềc ghế của mình.

“Xin ông nhũ lòng thương, ông ơi,” ông ta lí nhí trong miệng. “Mùa đông đang tới. chỉ có trời mới biết, những ngày tới chắc phải khó khăn lắm. Cả hai mươi năm nay tôi dã làm việc từ sáng đến tối, và nay việc làm cũng chẳng làm sao cho đủ sống. Mấy cháu gái đã lớn rồi. Chúng cần áo quần, giày dép. Chúng tôi cân thức ăn, cần củi sưởi; Tôi nghe cả tiếng khóc của mấy con. Tôi nghe chúng van xin. Đôi khi tôi tưởng như mình đang đụng đấu vào tường. Đôi khi tôi không còn có thể chịu được nữa; tôi đi vào quán rượu, tôi uống một cốc, và vì thế nó làm cho tôi choáng váng mày mặt, tôi quên đi mọi chuyện được một lúc. Tôi cảm thấy vô vọng quá – tôi xin ông tha thứ cho”.

Người chủ lắng nghe đồng thời đọc tờ giấy.

“Thế nào, ông viết thư cho đức vua ư?” Ông hỏi vẻ ngạc nhiện, nhướng mắt nhìn ông Dutu đăm dăm. Và rồi ông trở lại với bức thư viết chẳng có chấm câu, sai lỗi chính tả và chữ viết nguệch ngoạc: “Thưa Hoàng Thượng… Con xin qùi cúi đầu trước mặt Ngài than khóc kể nỗi khồ của con để xin Ngài ban cho một luật –

Ông Grigorian hỏi: “Ông muốn Vua ra luật ư?”

“Thế tôi phải làm sao giờ đây?” Người thư ký hỏi, giọng nghẹn ngào. “Tôi có sáu đứa con gài, sáu cục nợ, thưa ông. Tôi đang khẩn cầu Hoàng thượng ban hành một luật… là tất cả những người không chịu lấy vợ sẽ phải trả một khoản tiến phạt lớn…”

Ông Grigorian bắt đấu cười. Dutu chợt nhớ là ông chủ của mình cũng không có gia đình; ông nhỉn ông chủ kinh hãi.

“Thưa ông,” ông chỉ nói được thế; rõ rệt là ông muốn mặt đất nứt ra để ông chui vào. Cuối cùng, giọng nói lạc đi, ông thở ra: “Thưa ông. Tôi là người bất hạnh và vô vọng quá chừng”.

Ông nhìn thẳng ra phía trước và có quá nhiều sự buồn khổ trong vẻ mặt của ông. Và nghe giọng nói của ông, mắt của ông Grigorian cũng rướm lệ vì thương cảm.

Tôi chẳng hiểu, nhưng có lẽ tiếng than tức tưởi đó, nói lên sự ưu phiền của những tâm hồn bị bức bách, đã khiến cho ông Grigorian bỏ đi ý định trước đây của mình. Đó là cách duy nhất tôi có thể giải thích vì sao ông đi thăm căn nhà nhỏ ngăn nắp trong một ngôi vườn ở khu Sararie – là nhà của ông Dutu. Đó là cách duy nhất giải thích cho tin đồn là người láng giềng của tôi. ông Grigorian, nghe nói đã quyết định đi lấy vợ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 2023(Xem: 13286)
"Món cơm nguội rẻ tiền, lúc trước chỉ dành cho người bình dân, lao động, nay rất được ưa thích, nổi tiếng ở Cồn Hến, và đã trở thành món ăn đặc sản của xứ Huế, mà chính người bổn xứ ai cũng ngất ngư vì cay xé lưỡi. Hít hà trong nước mắt khi ăn thì mới đúng điệu."
23 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2890)
"KhônKhông ai đã ở trên đất Mỹ mà không biết ngày Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day mang ý nghĩa mừng được mùa thu hoạch và cảm tạ Chúa ban cho cuộc sống no đủ, đồng thời cũng để cám ơn những người dân bản địa đã giúp cho những di dân. "
15 Tháng Tám 2022(Xem: 3694)
"Bà nội, thầy mẹ tôi nằm xuống, tới bẩy anh em tôi mươi năm nữa cũng nằm xuống cả, đã có bầy măng non tới bốn chục đứa, mong rằng chúng còn có thể vươn cao hơn và mạnh hơn cả ông bà cha mẹ chúng."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3662)
"Mình cũng già. Khi bé Nhiên lớn lên mình đâu còn sống với con; gia đình không còn ai, con bé lại bơ vơ lần nữa. Thôi thì cứ để anh em làm quen với nhau. Chờ khi nó lớn lên, ăn học tới nơi tới chốn rồi hẳn cho hay. Còn giờ, thỉnh thoảng dẫn nó xuống làng cho anh em chúng gặp nhau kẻo tội."
13 Tháng Năm 2022(Xem: 4008)
"Tôi phải chờ đến sau ngày 9 tháng 5 mới ngồi gõ “Phiếm Loạn” số 4. Sao thế? Vì tôi nghe lời ông tổng thống nước Nga để xem cuộc duyệt binh mừng đại thắng. Một là đại thắng phát xít Đức trong đệ nhị thế chiến. Hai là đại thắng do “chiến dịch quân sự đặc biệt” đối với nước láng giềng “phát xít” Ukraine."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3797)
"Xin cầu nguyện cho dân Ukraina “không được” giải phóng bởi Nga."
04 Tháng Ba 2022(Xem: 3649)
“Chúng ta như hai dòng sông gặp nhau để rồi cùng chẩy ra biển, hay gặp nhau để rồi lại xa nhau, làm sao biết được anh nhỉ?...Nhưng tại sao anh lại là anh Chương Đà Lạt độ nào!”
23 Tháng Giêng 2022(Xem: 16377)
"tôi vẫn hãnh diện tôi là người Hà Nội. Hà Nội vẫn luôn ở trong trái tim tôi : Hà Nội Quê Hương Trong Trí Nhớ. "
23 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3993)
"Mùa NOEL năm ấy 1975 đã để lại dấu ấn trong cuộc đời tôi chẳng thể nào quên : “Đêm Thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi”."
23 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3906)
"Cuối đời ôn theo Phật lấy câu : tâm bình thường là đạo nên tụi chị sống an nhàn là đúng rồi. Biết chừng nhờ mả ôn phát mà tụi chị được vậy chứ không thì “ đi ăn mày Tàu” rồi!"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468