CHUYỆN PHIẾM: CHỮ NGHĨA

08 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 17113)
CHUYỆN PHIẾM: CHỮ NGHĨA
CHUYỆN PHIẾM
CHỮ NGHĨA
(Phần II)

634248483400616263_200x107634248483899817140_200x125
Về động từ, xin đề cập đế các chữ “ăn nói”“nói năng”.Trong động từ ăn nói, ta thấy có chữ ănnói. Ăn là một động từ, nói cũng là một động từ. Nếu tách riêng thì hai hành động ănnói hoàn toàn khác nhau. Nhưng hai chữ đứng chung thì lại chỉ có một nghĩa. Thí dụ ta nói “Cô Minh có khiếu ăn nói”, tức là cô Minh nói khéo nói hay…chứ không phải vừa ăn vừa nói…Còn động từ nói năng cũng đặc biệt ở chỗ, nói là một động từ, còn chữ năng thì về phương diện văn phạm, cá nhân tôi không biết phải xếp vào “tự loại” nào? Về chữ nghĩa dân gian, ta có hai chữ “ăn nói”“nói năng” . Nhưng về ý nghĩa thì theo thiển ý, hai chữ này hoàn toàn khác nhau. Khi đề cập đến một người có tài “nói” người ta phát biểu “ Cô ta là người ăn nói có duyên”, còn đề cập đến một người nói không đâu ra đâu thì “ Cô ta nói năng không đầu không đuôi…” NóiNói Năng như vậy không cùng diễn tả tính cách của hành vi nói. Hai ví dụ sau đây cho thấy sự khác biệt. Ví dụ 1: “Ông ấy nói rất hấp dẫn”. Ví dụ 2: “Ông ấy nói năng chẳng ra ngô ra khoai gì cả”. Ta không thể nói: “Ông ấy nói năng rất hấp dẫn” nhưng ta có thể nói: “Ông ấy nói chẳng ra ngô ra khoai gì cả”. Điên cái đầu phải không các bạn?

Động từ “viết lách” mới là hay! “Viết” là động tác cầm bút (bút chì hay bút mực gì cũng OK)”. Khi chúng ta còn đi học, mài đũng quần trên ghế các nhà trường (tiểu học, trung học, đại học, huấn luyện…) thì chúng ta chỉ có quyền “viết” mà thôi. Khi còn ở bậc tiểu học, mỗi tuần có hai giờ tập viết, nghĩa là viết nắn nót, viết cho đẹp, cho ngay hàng thẳng lối. Nhưng khi lớn lên rồi thì đi làm kiếm tiền để dắt đào đi ăn cà rem hoặc đi coi chớp bóng, không muốn sống độc thân thì kiếm tiền cưới vợ rồi nuôi con. Có nhiều nghề để làm, đi vào quân ngũ cũng lãnh lương hàng tháng, coi như đi làm, làm lính làm quan. Có người lại thích làm cái nghề “viết lách”. Không ai bảo làm nghề “viết” mà phải gọi là “viết lách”. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo …thuộc vào loại những người “viết lách”. Nếu ta thỉnh thoảng viết vài ba lá thư gửi cho đào nói chuyện buồn chuyện vui cũng chỉ gọi là “viết” chứ không gọi là “viết lách” được. Khó là ở chỗ đó. Vì “viết lách” đâu phải là chuyện dễ! “Viết” cho đào hay cho người quen đọc thì không có vấn đề vì chỉ có một người đọc mà thôi. “Viết lách” là “viết” cho nhiều người đọc, nhất là mấy cái ông thuộc trường phái kiểm duyệt thì đọc rất kỹ. Chẳng những thế, mấy ông này còn đặt bài của người ta lên kính hiển vi mà soi nữa. Soi qua soi lại thế nào cũng thấy có điều này điều nọ gây ra bịnh “dị ứng” để rồi phán “đi không đúng lề”. Chuyện này thường xảy ra dưới bầu trời báo chí, văn học nghệ thuật xã-hội-chủ-nghĩa (có người bảo xú-heo-chó-ngựa). Vì vậy mấy vị cầm viết phải “viết lách” là đúng!. Vừa “viết” vừa “lách” để khỏi đi trật đường mòn xú-heo-chó-ngựa. Nhưng cũng có nhiều người cầm bút “viết” mà không “lách” nên họ bị đưa vào ngồi trong tù. Đầu tháng 8 vừa rồi, mấy vị “viết” mà không “lách” này được một tổ chức về nhân quyền trao tặng giải thưởng “viết” mà không “lách”, trong đó có hai vị vị nữ lưu là Trần Khải Thanh Thủy và Mẹ Nấm. Thật đáng phục!

 Giờ thì đề cập đến vài tĩnh từ cho đủ phần “chuyện phiếm”. Ba tĩnh từ nêu ở phần đầu là vui vẻ, sạch sẽ, mát mẻ. Lưu ý là ba tĩnh từ này đều có âm “e” đứng ở chữ thứ nhì (vẻ, sẽ, mẻ). Ta đưa ra ba thí dụ để thấy chữ nghĩa Việt Nam không đơn giản chút nào. Thí dụ 1: “buổi họp mặt rất vui vẻ”, cũng có thể nói “buổi họp mặt rất vui”. Thí dụ 2: “Căn phòng này rất sạch sẽ” hoặc “căn phòng này rất sạch”. Thí dụ 3: “Thời tiết hôm nay mát mẻ” hoặc “thời tiết hôm nay mát”. Vậy thì, có thể nào tạm kết luận rằng khi có một tĩnh từ “kép” thì chúng ta có thể dùng cả hai chữ để diễn tả tính chất của sự việc họăc chỉ dùng chữ đứng đầu của tĩnh từ ấy mà không làm sai lệch ý nghĩa. Ngược lại chưa bao giờ nghe ai nói “buổi họp mặt rất vẻ”, “căn phòng này rất sẽ” hoặc “thời tiết hôm nay mẻ”. Nếu “nói năng” như thế e có người bảo ta bị “điện không nặng”.

 Kẻ viết bài này định kết thúc câu chuyện phiếm chữ nghĩa ở đây nhưng bỗng nhớ đến hai tĩnh từ rất hay và có phần thú vị. Đó là các chữ “trẻ” và “trẻ trung”. Hãy xem vài ví dụ. 1/Anh Tâm là một người rất trẻ. 2/ Khi còn trẻ, cô Mai hát rất hay. 3/Buổi sinh hoạt hôm nay dành cho các bạn trẻ. 4/Tính của ông Nam rất trẻ trung”. Trong ba ví dụ trước, chữ trẻ nói đến những người còn ở trong độ tuổi thiếu niên, thanh niên, thanh nữ. Ở ví dụ sau cùng, hai chữ trẻ trung nói đến một người có thể đã ở độ tuổi “lục tuần thất tuần” nhưng tính tình, lối nói chuyện, cách giao tiếp của ông ta giống như những người đang còn trẻ tuổi vậy. Để kết luận : chữ trẻ nói về người trẻ, chữ trẻ trung để chỉ các anh già. Già mà trẻ trung thì vẫn có thể gọi bằng anh cũng được. Anh già. Nếu quý vị thuộc phái nữ thì gọi là “chị già” nhưng sau khi phán hai chữ “chị già” thì phải tìm đường mà “chẩu”…

 HKC
 Texas
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 4418)
"Ngày nay, đạo đức suy đồi, xã hội băng hoại cả trong học đường, bệnh viện và nhà chùa. Nhưng tôi vẫn tin rằng : Đất nước tôi vẫn còn nhiều mối tình bền vững, chung thủy...".
20 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10378)
"Cánh Ty gôn ngày đó thắm lòng em Nay tím thẫm tựa màu tim đã chết…"
06 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5156)
"Cuốn sách giúp độc giả theo dõi cuộc sống của dân Việt trong mấy chục năm chiến tranh; qua những biến cố lịch sử từ 1960 đến 1980, với nhiều chi tiết cặn kẽ và nhận xét dí dỏm." (Đỗ Quý Toàn)
04 Tháng Mười 2020(Xem: 5513)
"Không biết bao giờ cuộc chiến Quốc Cộng trong tư tưởng mới chấm dứt và đất nước mới giàu mạnh, tự do. Nhưng tôi vẫn có niềm tin rằng : Đất nước vẫn còn rất nhiều mối tình nam nữ bền chặt, thủy chung. Những mối tình đó sẽ xây dựng được những mái nhà êm ấm tốt đẹp. Những gia đình tốt đẹp sẽ tạo dựng được một quốc gia ấm no hạnh phúc.
06 Tháng Chín 2020(Xem: 5783)
"Khi gặp chồng mình, chúng tôi yêu nhau rất nhanh và quyết định cưới cũng rất nhanh. Chúng tôi nói với nhau, tìm khắp cả thế giới, cuối cùng tìm thấy nhau là đủ rồi."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468