Chuyện tình thời chiến (Jamey Keaten, AP)

18 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 17704)
Chuyện tình thời chiến (Jamey Keaten, AP)

Chuyện tình thời chiến

Jamey Keaten, Associated Press

Chuyện tình thời chiến tranh Việt Nam, cái mề-đai tìm về chủ cũ

PARIS - Đó là một kỷ vật của tình yêu lạc giữa những cánh đồng đẫm máu và núi rừng trong cuộc chiến Việt Nam.


Đối với Henri Huet, cái mề-đai Đức mẹ Đồng trinh là gạch nối không thay đổi với Cecile, người con gái anh yêu. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng của hãng thông tấn Associated Press lúc nào cũng mang nó trong túi hoặc đeo trên cổ. Đó là cái mề đai kỷ niệm ngày Cecile làm lễ rửa tội và cô đã tặng cho Henri khi anh lên đường vào cuộc chiến.


Trong một chuyến công tác ở Lào, chiếc trực thăng quân sự có Henri đi theo đã bị bắn rớt. Henri tử trận. Mảnh mề-đai lớn cỡ đồng xu lạc mất trong rừng tre; và nó ngủ ở đó gần ba mười năm qua.


Trong tuần qua, cái mề-đai vàng một lần nữa nằm lại trong tay của Cecile, thành quả của một cuộc hành trình phi thường xuyên lịch sử và lục địa - và bí ẩn của cái mề-đai đã được một chồng thư đã thất lạc từ lâu giải mã.


Câu chuyện của họ bắt đầu vào năm 1968 với một quả táo của bữa ăn trưa bên ngoài Trung tâm Rockefeller ở New York. Cecile Schrouben, người con gái tuổi đôi mươi sắp cắn quả táo thì Henri đến và bảo rằng đó không phải là bữa trưa thích hợp và anh đề nghị thay bằng sò, món ăn nổi tiếng của vùng Brittany, quê hương của Henri.


Người đàn ông gầy mảnh khảnh với một nụ cười duyên dáng khó cưỡng lại. Họ đã ăn trưa, “kiểu Mỹ” với những con sò được đặc biệt rửa thật sạch. Chẳng bao lâu, anh nhân viên của Agence France-Presse và phó nhòm hào hoa của AP, tuổi đời gấp đôi, và Cecile đã thành đôi lứa.

 image001_3-content

Henri Huet tại Sài Gòn (Jan. 23, 1966)
Nguồn: AP


Lúc đó Henri đang ở trụ sở chính của AP, chờ lành vết thương ở chân bị lúc đang công tác tại Việt Nam. Cecile là nhân viên giữ thư khố AFP, lo lễ tân và làm việc vặt, nói chung. Họ thường bay sang Mexico, nơi Henri đã dậy Cecile chụp ảnh.

Cuối năm đó, Henri được gọi đi công tác, trở lại với chiến trường. Ông muốn cô cùng sống với mình ở châu Á - nhưng không phải trong chiến tranh đang tàn phá Việt Nam. Buổi chia tay, Cecile tặng Henri cái mề-đai, món quà bà mẹ đỡ đầu đã cho khi Cecil rửa tội, đúng với truyền thống của đạo ki-tô.


Họ đã viết hàng trăim lá thư cho nhau. Thư từ qua lại gần cả 3 năm. Cecile đã viết lá thư cuối cùng ngày Henri tử nạn - khi cô chợt thức dậy giữa đêm, cảm thấy “cần” viết một cái gì đó.


Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1971. Huet, 43 tuổi, đi theo một chiếc trực thăng quân sự của miền Nam Việt Nam tại thị trấn Khe Sanh, gần biên giới với Lào, với nhiệm vụ kiểm tra những nỗ lực của các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn để cắt đứt đường hậu cần của Việt Cộng.


Đi cùng với Henri còn có ba nhiếp ảnh gia nổi tiếng khác là Larry Burrows của tạp chí Life, Kent Potter của United Press International và Keisaburo Shimamoto của Newsweek.


Trong một loạt đạn phòng không chiếc trực thăng đã bị bắn rớt. Tất cả bốn nhiếp ảnh gia đã thiệt mạng, cùng với bảy binh lính Việt Nam, trong đó có một nhiếp ảnh gia quân sự.


Cùng với người, các dụng cụ nhiếp ảnh, và quân dụng, một cái mề-đai nhỏ bằng vàng cũng đã từ trời rơi xuống một vùng đất bên Lào. Trên mặt cái mề-đai là hình Đức Mẹ Đồng trinh trạm nổi, mặt kia ghi “Cecile, née le 16-6-1947” - tiếng Pháp nghĩa là “Cecile sinh ngày 16 Tháng 6, 1947.”


Suốt 27 năm, kỷ vật tình yêu đó nằm trên một sườn đồi đầy cỏ mọc hoang ở Lào.


Giới điều tra của quân đội Mỹ đã không có cơ hội kiểm tra lại đống sắt vụn của chiếc máy bay bị bắn rơi mãi cho đến năm 1992, khi Washington lập lại quan hệ ngoại giao với chính phủ cộng sản Lào, Campuchia và Việt Nam.


Một nhóm tìm kiếm của Mỹ tìm thấy nơi trực thăng rớt bốn năm sau đó. Năm 1998, một nhóm pháp y quân đội Mỹ đã đếm làm việc tại hiện trường. Cựu Trưởng phòng AP Sài Gòn, Richard Pyle và Horst Faas, nhiếp ảnh gia AP, người từng nhận giải Pulitzer cho những ngày công tác ở Việt Nam, đã có mặt khi cuộc tìm kiếm bắt đầu.


Nhóm nghiên cứu, cùng với nhân viên địa phương, tìm được các bộ phận máy ảnh, đồng hồ vỡ, các mảnh vụn của chiếc trực thăng - và cái mề-đai nhỏ bé.

image002-content

 

Từ trái: Richard Pyle, cựu Trưởng phòng AP Saigon, Horst Faas, cựu nhiếp ảnh gia chính và trưởng biên tập ảnh của AP ở Saigon, Nick Ut, cựu nhiếp ảnh gia AP ở phòng tiển lãm 'Henri Huet, Vietnam' tại MEP (Maison Europeene de la Photographie) Paris, Tuesday, Feb. 8, 2011.
Nguồn: AP


Pyle ngờ rằng cái mề-đai thuộc về Henri vì hang chữ tiếng Pháp. Nhưng ông chưa từng nghe Henri nói về một Cecile, và lục kiếm trong kho lưu trữ ảnh của AP cũng không có tấm hình nào Henri đeo sợi dây chuyền đó.

Vì không có bằng chứng về quyền sở hữu, cái mề-đai nằm trong kho lưu trữ của quân đội Mỹ. Cho đến khi một người phụ nữ tìm đến với một gói những bức thư bí ẩn.


Năm 2004, Helene Gedouin, một người làm việc trong giới xuất bản tại Pháp, đã xem qua “Requiem”, cuốn sách của Faas về những nhiếp ảnh gia như Henri, đã thiệt mạng vì công tác tại Việt Nam và Đông Dương.


Cuốn sách gây cảm hứng khiến cho Helene tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của Henri, một người thân của cô ấy vì quan hệ hôn nhân trong gia đình - một trong những anh em của Henri đã kết hôn với dì của Helene. Bà đã gặp Faas, và hai năm sau họ là đồng tác giả một cuốn sách về Henri.


Vào mùa thu năm 2006, sau khi trở về từ một hội nghị báo ảnh (photojournalism) ở phía nam của Pháp, Helene Gedouin nhận được một email trong hộp thư của mình.


“Chào bà, tôi không liên hệ gì với Henri Huet - do những tình cờ lớn nhất - tôi đã giữ một tập thư từ của Henri Huet; đây là những lá thư Henri viết thư cho một người phụ nữ. Đó là những bức thư tình , và có khoảng 400 lá thư. Tôi muốn gặp bà.”


Những lá thư đã được gửi đến một Cecile Schrouben. Trong một bức thư, Henri đã đề cập đến một thị trấn nhỏ ở Bỉ, nơi sinh của Cecile. Helene Gedouin đã tìm trong các danh mục điện thoại địa phương, gọi là tất cả các gia đình họ Schrouben bà có thể tìm thấy - và trong lần gọi thứ tư, Helene gặp anh của Cecile.


“Tôi nói, ‘ông có thể gọi em gái của ông và nói với cô ấy rằng chúng tôi đang giữ vật mà cô ấy đã làm mất?’” Gedouin nhớ như vậy.


“Ngày hôm sau, cô ấy gọi cho tôi.”


Những bức thư đó là bằng chứng quân đội Mỹ cần có để gởi trả lại cái mề-đai.


Pyle đã liên lạc với chính quyền Mỹ sau khi được Gedouin cho biết về những lá thư .

“Khi tôi gọi cho Giám đốc phòng thí nghiệm (của quân đội Mỹ) ở Hawaii và cho hay tin, ông đã mừng rỡ nói, “Đó là là bằng chứng cuối cùng. Đó là những gì chúng tôi cần.”

Con trai của Larry Burrows, Russell, là một thân nhân của nạn nhân tử nạn và một người đã có nhiều liên lạc với quân đội Hoa Kỳ về việc tìm lại những vật dụng, tài sản cá nhân bị mất, đã gửi cái mề-đai bằng bưu kiện Federal Express vào mùa thu trước.



Cecile nói với AP, cô đã giữ những bức thư đó trong một cái hộp trong căn phố ở Paris, nơi cô từng sống. Trong một lần dọn nhà, vì vội vã, cô đã quên, bỏ lại hộp thư tình.


Một thanh niên giúp cho chủ mới dọn nhà để ý thấy và giữ lại hộp thư. Văn chương lãng mạn của những bức thư tình gây hấp dẫn khiến chàng thanh niên đưa tập thư tình lại cho mẹ anh giữ hộ.


Tại sao người đàn bà đó lại tiết lộ bí mật về những bức thư tình sau khi đã giữ chúng suốt 15 trời vẫn còn là điều bí ẩn. Gedouin từ chối yêu cầu của AP cho liên hệ với người phụ nữ đó.

image003_0-content 

Cecile đeo kỷ vật trước ảnh người yều ngày cũ
Nguồn: AP


Henri Huet sinh ở Đà Lạt, Việt Nam, năm 1927, con trai thứ hai trong 4 người con của một bà mẹ trong giới trưởng giả Việt Nam và một kỹ sư người Pháp làm việc với chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương.

Pyle đã tả Henri như là một trong “ba người tốt nhất mà tôi từng gặp trong cuộc sống”, Cecile coi Henri là một trong hai người “tốt nhất” mà cô đã biết . “Lost over Laos” - một cuốn sách của Pyle và Faas về các nhiếp ảnh gia trong vụ tai nạn - trích lời một viên chức Hoa Kỳ nói Henri là một người dũng cảm nhất mà ông từng thấy.


Đồng nghiệp và những người quen biết đều mô tả Henri là một người kín đáo, khiêm tốn, liêm chính và đầy lòng thương người - và là một người làm phụ nữ say mê.


Heri còn là người đã đặt tên cho một nhiếp ảnh gia khác của AP, Huỳnh Công Út, là Nick Út. “‘Ai mà phát âm nỏi tên đó’, và anh gọi tôi là Nick,” Nick Út kể lại. “Anh là người bạn thân, là gia đình của tôi. Đến giờ tôi vẫn thương nhớ anh ấy.”


Ông đã sống những năm đầu đời trong sự chăm sóc của gia đình bên mẹ. Cha của ông sau đó đã gởi con về nhà của gia đình ở Pháp. Một thời thiếu niên hỗn loạn, cuối cùng Henri cũng vào nề nếp và đi học vẽ. Ông đã học chụp ảnh khi là lính hải quân Pháp.


Trong những năm 1950, ông kết hôn với một phụ nữ hai dòng máu Nga-Việt Nam, và có hai mặt con. Nhưng cuộc hôn nhân đó không kéo dài.

“Anh ấy là một người đàn ông bí ẩn,” Pyle nói. “Lý do duy nhất chúng tôi không biết bất cứ điều gì vì anh không bao giờ nói bất cứ điều gì bất cứ ai.”

image004-content

 


Pyle đang xem mề-đai của Cecile
Nguồn: AP


Trong một buổi lễ nhỏ thứ Ba vừa qua, Russell Burrows nhẹ nhàng đưa một túi Ziploc đựng cái mề-đai lại cho Cecile tại lễ khai mạc một cuộc triển lãm tác phẩm của Henri ở Europeenne Maison de la Photographie ở Paris. Cuộc triển lãm này này có AP là đồng giám tuyển. Cuộc triển lãm kéo dài từ February 9 → April 10, 2011.

“Thật là một vật nhỏ cho một câu chuyện lớn như vậy,” Cecile nói. “Tấm mề-đai đã làm một cuộc hành trình dài.” Trên chiếc áo áo len màu đen, Cecile đeo sợi dây chuyền có có hoa bạc ba cánh, một món nữ trang của nhà kim hoàn Georg Jensen – đây là món quà đầu tiên Henri tặng cho Cecile.


Cecile từ chối không tiết tộ những bức thư Henri đã viết, nói rằng đó là những lá thư riêng. Bà nói rằng Henri, một người vô cùng kín đáo, không khi nào có ý định công khai những lá thư đó và bà muốn gìn giữ kỷ niệm riêng tư của mình.


Cecile rời New York về Pháp vào giữa những năm 1970. Bà làm việc với hãng hàng không TWA – bây giờ không còn hoạt động và sau với Air France, kết hôn vào năm 1978 - trở thành Cecile Blumental. Bà và chồng có hai con gái. Bây giờ 63 tuổi, Cecile có năm đứa cháu.


Bà nói rằng cô cháu gái năm tuổi ngày nào đó sẽ được cái mề-đai.


Nguồn: (1) In Vietnam War love story, a medallion comes home JAMEY KEATEN, Associated Press
(2) ‘The Best Photographer of the Vietnam War’ - Henri Huet’s war photos hark back to an era of unfettered access.

(Phạm Chí Thành chuyển tiếp thunhan1-2@yahoogroups.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 21276)
Không thể được, anh phải ra Huế ngay để đối phó với những điều bất lợi cho mối tình của anh, cũng như phá vỡ những áp lực đang vây quanh nàng. Hoàng Mai hiểu giai đoạn quyết liệt này sẽ quyết định cuộc sống của Uyển Nhi và anh.
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10330)
Bóng đóa hồng dại trên sân cù năm xưa bỗng vụt khuất hẳn. Hình ảnh Đàlạt tĩnh mù và Sàigòn hỗn độn chồng lên nhau, cả hai cũng đều lùi xa ở sau lưng... Trước mặt tôi, nắng chứa chan chói lòa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10041)
Nó trở thành một thần tượng của đám con nít vô gia đình. Nhưng không phải đứa nào cũng may mắn như nó, phải có một cơ duyên và một quyết tâm sắt đá mới vượt qua bao thử thách.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10258)
11 Tháng Chín 2016(Xem: 18924)
"Sự hụt hẫng làm tim nàng chơi vơi, lạc lõng… lần này nàng có thể vượt qua được bức tường đầy những ràng buộc, những lể nghi của một xứ Huế e dè và cổ kính, hay không?"
08 Tháng Năm 2016(Xem: 22686)
Mới gặp anh đó, mùi phấn thông từ chiếc áo hoa rừng còn phảng phất đâu đây trên em. Vậy mà giờ này em lại ngồi đây, một mình với những tờ giấy xanh trên đồi thông vắng…
08 Tháng Ba 2016(Xem: 10379)
Nếu đã và đang cưu mang thứ hành trang xót xa mà ấm áp ấy, xin hãy chia sẻ cùng chúng tôi - đi vào tâm tình trong truyện ngắn Sao Còn Đau Như Xưa của nhà văn Trần Long Hồ.
21 Tháng Chín 2015(Xem: 12414)
Thực ra cái triết lý sống còn của dân tộc ta vốn đã ngầm chất chứa một lựa chọn sinh động là luôn phải biết cảnh giác với cái bản chất đã thủ đắc được nhờ trải nghiệm xương máu qua lịch sử mà hình thành.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468