Chiều Nay Nỗi Nhớ

05 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 24278)
Chiều Nay Nỗi Nhớ

 Dạo:

 Chiều nay nắng trộn lá vàng,

Biết người có nhớ tìm đàng về không?

 

 Chiều Nay Nỗi Nhớ

 Xác lá nhăn nheo rịn nắng vàng,

Một hoàng hôn nữa tạt về ngang.

Hoang mang mắt xốn hương tình ảo,

Cơn bão trao tay đến muộn màng.

 

Thiên đàng gai góc, bước khi khu,

Lửa hạ đầu thu rực ánh thù.

Khói sóng mịt mù, thân thiếu nợ,

Chân trần trăn trở cõi phù du.

 

Tay ngu ngơ rải tiếng tơ buồn,

Giọng hát vô hồn nhạt nhẽo tuôn.

Ngọn gió tha ma luồn tóc rối,

Hồi chuông dẫn lối ngập ngừng buông.

 

Gót giày kỷ niệm nẻo sầu khua,

Lạnh lẽo vườn hoang, bướm lạ đùa.

Bến thiếu đò đưa say giấc ngủ,

Nào hay cảnh cũ đã thay mùa.

 

Dăm mảnh mây thừa luống cuống bay,

Bầy chim mất tổ, chết ai hay.

Dạn dày, quá khứ men đường tắt,

Góp nhặt xương khô định tháng ngày.

 

Những người vắng bóng buổi chiều nay,

Ai sẽ về thăm ngọn dốc này,

Ai nuốt hờn cay trong mộ tối,

Ai hoài lặn lội giữa đời say.

 

Côi cút loay hoay đếm dặm đường,

Một tà áo vá nhuốm sầu thương .

Câu thơ vắt muộn vương bùn đất,

Lây lất tình si phút đoạn trường.

 

Đoá tường vi chết rũ trong tim,

Kỷ niệm ngo ngoe ngắc ngoải chìm,

Con sóng bạc đầu tìm bến tạm,

Một mình chết cạn cuối đường chim.

 

Giọt máu linh đinh trẩy ngược dòng

Đường đời xéo mãi vẫn long đong.

Hắt hiu nắng đọng trong hồn rách,

Hẹn ước xưa đà cách núi sông.

 

Tơ lòng cố gỡ lại càng đau,

Hạnh phúc quen tay cũng đổi màu.

Ngày tháng dãi dầu thêm nặng nợ,

Trăng côi lầm lỡ chết bên cầu.

 

Cỏ úa chưa lau sạch nắng chiều,

Ven đường lặng lẽ đứng đăm chiêu.

Cây khô đói lả liều gian khổ,

Bóng đổ treo ghềnh đá lệch xiêu.

 

Cô liêu đất lạ, xác thân vùi,

Cố quận mịt mờ nẻo tới lui.

Kỷ niệm ngọt bùi cay khóe mắt,

Ngậm ngùi nghe đắng ngắt niềm vui.

 

Thoảng mùi dạ lý vướng trong sương,

Ảnh cũ, gương mờ trộm vấn vương.

Tóc rối sân trường, cơn gió lộng,

Chông chênh lối cũ, mộng đưa đường.

 

Thêm một tà dương lỗi hẹn thề,

Não nề gượng níu chặt cơn mê.

Chiều nay nỗi nhớ se màu nắng,

Áo trắng xưa đâu chẳng thấy về.

 Trần Văn Lương

 Cali, 10/2009

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tám 2020(Xem: 6683)
"Khói sông che khuất quê nhà Qua cơn hàn thực phôi pha mịt mờ (1) Mùa xuân tàn úa cung tơ Men nồng chợt tỉnh giấc mơ đêm trường"
18 Tháng Bảy 2020(Xem: 7396)
"Trên cành phi-yến, phủ đôi công Ngước mặt nhìn trời mây trắng trong Xanh lá, xanh trời, xanh tuổi ngọc Bạch vân, bạch vũ, bạch tâm không."
27 Tháng Sáu 2020(Xem: 7040)
"Mừng Thầy đại thọ chín hai Bên Cô sánh bước dặm dài thong dong Trong mây thấp thoáng bóng Rồng Tàng Long thưởng Nguyệt (1), một lòng sắt son."
23 Tháng Sáu 2020(Xem: 8805)
"Góc bàn quen-Bạn gọi ! Ta sẽ mừng gặp nhau Lại chuyện đời dăm câu Vẫn bên ta có Bạn !!"
22 Tháng Sáu 2020(Xem: 6770)
"Đạo làm con khó, không khó vì nỗi bất hạnh của Mẹ Cha mà khó vì lòng người thiếu sự cảm thông và niềm độ lượng."
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 6792)
"Viện của mình ngày xưa đẹp lắm hàng tùng xanh giờ đã vút cao từng lối sỏi, giảng đường, thảm cỏ dấu chân Cha giờ ở nơi nao"
30 Tháng Tư 2020(Xem: 7738)
““Một số người hồi xưa đã chiến đấu, đã phục vụ chế độ này. Nhưng từ từ họ không chịu được sự bất nhân, cái ác của chế độ toàn trị này và cảm thấy như bị phản bội. Giống như bản thân tôi, những giá trị mà tôi đã chiến đấu vì con người, vì hoà bình, thì tôi thấy chế độ này chà đạp, họ ăn mày dĩ vãng và làm ngược lại, lợi dụng cái đó”.”
14 Tháng Tư 2020(Xem: 7592)
"Tôi muốn về để thấy được tôi Giữa cảnh đời ngược xuôi lạ lẫm Vẫn luôn mang một niềm hy vọng Không thể nào -Ta mất Quê hương !"
31 Tháng Ba 2020(Xem: 7169)
"Thôi rồi Thầy đã ra đi Trần gian chắc chẳng còn gì vấn vương? Nhớ ngôi trường cũ mù sương Dáng Thầy cao ráo, thân thương, hiền từ"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468