Khoảnh khắc mùa hoa đào

27 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 6668)
Khoảnh khắc mùa hoa đào

Khoảnh khắc mùa hoa đào



Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân Đà Lạt. Cứ “mỗi năm hoa đào nở” thì lại thấy... những bác phó nhòm bốn phương và nhất là từ Tp.HCM tụ hội về đây.

Khi những cành đào bắt đầu nứt hé nụ hồng trong cái lạnh se người thì người dân phố núi này biết một mùa xuân nữa lại đến. Đào Đà Lạt hình như chẳng bao giờ nở đồng loạt cả. Những cành đào quanh hồ Xuân Hương chưa ra hết nụ thì ven con đường dẫn đến chân núi Langbiang đã lác đác màu đào hồng rực. Cái màu hồng thắm ấy như e dè, ngần ngại dò dẫm từng bước thầm lặng và một buổi sáng nào đấy ta bất ngờ choáng ngợp trước lớp lớp màu hồng lay động như những đàn bướm tụ về thành cụm trên phố, quanh bờ hồ, ven ruộng rẫy. Những thân đào oằn oại khô cằn quanh năm giờ bừng bừng hồi sinh với những cánh hoa hồng như má môi con gái. Muà xuân đã về và cũng là lúc dân làng ảnh các nơi bắt đầu xuất hiện ở phố núi này.

Có người nói vui: Ra đường cứ thấy anh nào mang túi xách cồng kềnh, mắt láo liên tứ phía như đạo chích thì đích thị đó là dân nhiếp ảnh ở phương xa mới đến. Và khi đã tìm xong chỗ ở, vác đồ nghề ra đường thì các anh nhiếp ảnh này lùng xục khắp nơi chẳng khác gì công an đi truy lùng thủ phạm. Người nào cũng thầm hy vọng “tổ đãi” cho một vài bức ảnh tâm đắc nếu không sử dụng cho ảnh lịch năm tới thì cũng thoả mãn được cái thôi thúc của cảm hứng trào dâng mà mùa xuân phố núi hào phóng ban phát.

Hoa đào và đất trời Đà Lạt là một mô-tip “kinh điển” thường xuyên xuất hiện trên những bộ lịch phong cảnh và báo Tết của cả trung ương lẫn địa phương. Dân làng ảnh các nơi kéo lên phố núi mùa xuân cũng chỉ vì màu hoa ấy. Hết hoa đào với nhà Thuỷ Tạ lại hoa đào với sân golf hay với tháp vi-ba bưu điện. Khi hoa đào hồng gối lên trời xanh mây trắng hết “ăn” thì lại bùng ra hoa đào bên thác đổ hay hoa đào thấp thoáng bóng Langbiang... Hoa đào và trời xuân Đà Lạt đã trở thành một thứ men say đối với dân nhiếp ảnh.

CLB Nhiếp ảnh Hội LHTN hàng năm cứ vào Tết tây lại có một chuyến sáng tác ở Đà Lạt. Các “chuyên gia” ảnh lịch phong cảnh như Hoàng Thế Nhiệm, Quang Minh, Nguyễn Thịnh... hầu như năm nào cũng có mặt ở cao nguyên. Suốt hai năm liền vào mùa này, Hoàng Quốc Khánh từ Tp.HCM liên tục gọi điện thoại từng ngày hỏi thăm nắng có đẹp không, đào đã nở chưa. Gọi mãi cho Thanh sợ phiền, Khánh lại lần lượt gọi cho Long, Sơn và tôi. Cả bốn chúng tôi đều phải nhẫn nại chịu đựng những cú điện thoại dễ thương... dai dẳng ấy và khi báo tin đào vừa nở thì ngay hôm sau Khánh đã ngồi uống cà phê với chúng tôi, mặt hớn hở như mùa xuân!

Hoa đào chậm rộ nhưng lại mau tàn. Cảnh Đà Lạt mùa xuân chỉ ăn ảnh khi hoa đào nở rộ nhất và lá chưa trổ xanh um. Nhưng chụp ảnh hoa đào không phải dễ. Chụp đâu cũng thấy vướng dây điện! Ai cũng cố tìm cho riêng mình một góc máy khác lạ, tránh né được các vật chướng ngại phá đám. Nếu người nào tìm được một địa thế hay khung cảnh độc đáo chưa từng có ai khai thác thì đó là một bí mật ngàn vàng. Bí mật ấy chỉ “bật mí” trên bộ lịch năm tới và thế là những người khác vội vàng tìm đến khai thác.

Dân làng ảnh tứ phương thiếu điều “đánh ghen” nhau vì hoa đào. Một chuyện có thật đã xảy ra năm nọ: Một nhà nhiếp ảnh “dã tâm” nhanh tay lẹ mắt tìm được một cành đào đẹp ở một cảnh trí thuận lợi, chụp ảnh thoả thê xong liền chặt luôn cành đào ấy. Một người khác đến sau chỉ một ngày đành... ngậm ngùi ôm hận quay về Tp.HCM viết bài cho báo Tuổi Trẻ tố cáo để đở... tức.

Dân làng ảnh cũng thật lắm chuyện đáng phàn nàn. Một trong những phần tử góp phần... phá hỏng cảnh quan môi trường Đà Lạt cũng chính là họ! Họ không ngần ngại dẫm nát thảm cỏ kiếm tìm góc độ, bẻ hoa vặt lá chẳng thương tiếc khi cần một tiền cảnh, dựng chân máy giữa đường lộ bất chấp cản trở giao thông... Tất cả vì hình ảnh, vì cơn say rừng rực màu hồng kia. Và dân làng ảnh cũng là những kẻ mau... phụ tình bội bạc. Khi “đã tỏ đường đi lối về” thì hương sắc hoa đào không còn quyến rũ họ nữa! Những tay máy kỳ cựu vẫn kéo lên Đà Lạt mỗi xuân nhưng ống kính của họ bây giờ lại hướng về những đề tài khác. Song đội quân nhiếp ảnh ngày càng phát triển đông như kiến nên bao nhiêu gã tân binh lại tiếp tục bàng hoàng mê đắm hoa đào, kế thừa mối tình si của các sĩ quan và rồi – theo con đường vạch sẵn – mau chóng “ong chán bướm chường”. Cứ thế...

Chỉ có hoa đào là vẫn thuỷ chung, rộng lượng, vẫn lặng lẽ gửi cho đời thông điệp mùa xuân và tặng cho người những khoảnh khắc say. Rồi cũng bất ngờ như khi đào nở rộ, một sáng ra phố ta thấy những hàng đào trên con dốc đổ xuống bờ hồ chợt xanh rờn màu lá mới và những đoá thắm hồng kia rụng đầy trên vĩa hè, lòng thoáng bồi hồi như mình vừa mới đánh mất điều gì. Dưới nắng mai, cái sắc hồng của hoa đào rụng dài trên nền nhựa đường xám lạnh lại càng rực rỡ đến chói lọi. Tôi lục tìm trong ký ức hình ảnh của mình và chợt nhận ra: Hình như không có dân làng ảnh nào hướng máy xuống những cánh đào đã rụng dưới chân...


TRẦN ĐỨC TÀI

(CTXH.WEB)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 29250)
" Đau đớn, nơi xưa thành tổ quỷ, Nghẹn ngào, chốn cũ biến hang ma. Âm thầm tưởng niệm ngày Cha mất, Đất khách đàn con lặng xót xa."
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6834)
ĐÀ LẠT DU KÝ (Phần 2) Nguyễn Đức Quang (Già Cơ) Viết về những kỷ niệm mà nhiều người đã viết thì chẳng khác gì bắt độc giả ăn cơm nguội. Anh bạn tôi nói thà có cơm nguội ăn còn hơn không. Tôi cố ghi lại đôi điều ít được đề cập đến.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6577)
Tưởng Niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập Giáo Sư Nguyễn Cao Hách gọi Cha là vị lãnh đạo tinh thần cao cả. Đối với Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, Cha là một nhân vật siêu việt, gia trưởng của đại gia đình Thụ Nhân. Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương tôn vinh Cha là Thừa Thiên Thụ Nhân. Giáo Sư Lê Hữu Mục khẳng định Cha là một người Cha nhân lành, có những việc làm và những tính tốt có thể nói là siêu phàm. Giáo Sư Trần Long cho rằng Cha là hiện thân của lòng nhân.
19 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 13161)
“Rứa c on đi, con có trở về không?” Võ Thà nh Xuân ... ở đây sẽ chỉ là một số kỷ niệm với người Cha tôn kính của một cựu sinh viên may mắn gần g ũi Cha vào quảng đời mà tình cảm của Cha như một người cha già thế tục mong vui với đàn con.
19 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 7051)
Linh Mục Nguyễn Văn Lập: Một Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Cao Cả Gs Nguyễ n Cao Hách Lúc còn sinh thời, Linh Mục Nguyễn Văn Lập tính tình hào hiệp, độ lượng cao cả, với một trí óc cực kỳ thông minh. Trong mấy chục năm liền, tôi hân hạnh được hợp tác với Viện Đại Học Da lat, m à Linh Mục Nguyễn Văn Lập là Viện Trưởng.
19 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6459)
NHỚ LẠI QUÁ KHỨ Frêre Théo phane NGUYỄN VĂN KẾ, FSC ...ai ai Ngài cũng cư xử với con tim thật tình. Người đối với người: lễ phép kính cẩn mến yêu, trong giọng nói, bình tĩnh, trầm trầm Miền Trung. Ngài để ý đến mọi người. Như vậy đắc nhân tâ m là phần thưởng cho Ngài lúc sống và lúc qua đời.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 8077)
Nhân lần sinh nhật 80 của anh Khương Hữu Điểu, viết về vài kỷ niệm với anh, và viết... về tôi Nguyễn Duy Tưởng TTKTKN/NHPTKNVN, 1968-1975 Một tờ giấy viết tay rơi xuống đất, tôi nhặt lên đọc. Nét chữ viết tay đó làm tôi bàng hoàng, vô cùng xúc động. Mới đó mà đã gần 42 năm, những hình ảnh về cơ quan cũ, về bạn bè xưa, và về anh với dáng đi tất bật hiện ra mờ nhạt.
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6179)
MIẾNG BÁNH ĐA KÊ Tác giả: Người Hànội, CTKD 1 Nghe ba chữ “ Bánh Đa Kê ” thật đơn giản, thật dân dã đối với người dân xứ Bắc, nhưng đối với tôi, nó mang cả một khung trời kỷ niệm đầy nhung nhớ, luyến tiếc, của chuyến về Hànội ngày vào thu, trong buổi tiễn đưa khi phải chia tay con trai tôi.
07 Tháng Mười Một 2010(Xem: 7877)
ĐÀ LẠT DU KÝ Nguyễn Đức Quang (Già Cơ) Viết về những kỷ niệm mà nhiều người đã viết thì chẳng khác gì bắt độc giả ăn cơm nguội. Anh bạn tôi nói thà có cơm nguội ăn còn hơn không. Tôi cố ghi lại đôi điều ít đ ược đề cập đến .
14 Tháng Mười 2010(Xem: 6320)
Diễn Đàn Thụ Nhân Với sự đồng ý của tác giả, tập truyện "Trọc Sĩ Năm Nhập Môn" dài 75 trang sẽ được chia làm 3 phần đăng trong 3 kỳ. TRỌC SĨ NĂM NHẶP MƠN (Phằn Cuối) Nguyễn Đức Quang (Già Cơ)
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468