GIAI THOẠI SINH NHẬT 90 CỦA GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC

17 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 4814)
GIAI THOẠI SINH NHẬT 90 CỦA GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC

GIAI THOẠI SINH NHẬT 90

CỦA GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC

634228468259027262_290x400

 Ngày 5-8-2010 là sinh nhật giáo sư Vũ Quốc Thúc. Sau bữa tiệc mừng thượng thọ ở một nhà hàng quận 13 Paris, tôi đưa bậc thầy 90 tuổi của nhiểu thế hệ môn sinh về căn nhà ở Nanterre. Câu chuyện đầu tháng mân côi của giáo sư Thúc có nhiều giai thoại liên hệ đến Đức Mẹ Fatima. Chứng từ của một vị giáo sư lỗi lạc hẳn là một chuỗi mân côi xuất phát từ tấm lòng của một người ngoại đạo. Trong tháng mân côi năm 1978, trong giờ đọc kinh Truyền tin (Angelus), Đức Gioan-Phaolô II đã nói về chuỗi mân khôi như sau : ‘‘Chuỗi mân côi là tâm kinh tuyệt vời. Tuyệt vời vì lời lẽ tuy đơn sơ mà sâu sắc. Lời kinh lập lại lời tổng lãnh thiên thần và bà thánh Isave (Elisabeth) thưa cùng Đức Nữ Trinh vẹn sạch’’ (Le Rosaire est ma prière préférée. C’est une prière merveilleuse. Merveilleuse de simplicité et de profondeur. Dans cette prière nous répétons de multiples fois les paroles de l’Archange et d’Elisabeth à la Vierge Marie). Nhân tháng mân côi Năm Thánh 2010, chúng tôi ghi lại chứng từ của giáo sư Vũ Quốc Thúc như bông đại trắng ngần dâng kính Đức Mẹ Chúa Trời (Mater Dei) nhân lễ Đức Mẹ Lên Trời (Assomption). Vì chứng từ của giáo sư Thúc có liên hệ mật thiết đến niên biểu Fatima, đặc biệt là ngày 13, nên chúng tôi xin lược thuật một số sử liệu về Fatima và có liên hệ đến Fatima như sau.

 Fatima : từ 13-5-1917 đến 13-10-1917

 Ÿ Sáng 13-5-1917, Lucia (Lucie dos Santos) lên 10 và hai em họ là Phanxicô (Francisco Parto) lên 9 và Giaxinta lên 7 dẫn đàn cừu đi ăn cỏ ở Cova da Iria. Giaxinta về kể cho mẹ buổi chiều được thấy Đức Trinh Nữ. Bố mẹ bán tín bán nghi hỏi lại Lucia và Phanxicô. Cả ba cho biết thấy một bà đẹp tuyệt trần hiện ra trên cây sồi xanh tươi ở Cova da Iria. Đức Mẹ nói với ba chị em là người đến từ cõi trời, dặn các em siêng năng lần chuỗi mân côi và trở lại Cova de Iria ngày 13 mỗi tháng. Ngày 13-10, bà sẽ cho biết danh hiệu.

 Ÿ Ngày 13-6-1917, ba mục đồng quay lại Cova da Iria, dẫn theo khoảng 60 người. Vào chính ngọ, ba em thấy một bà xinh đẹp, hiện ra trên cây sồi tháng trước. Các chứng nhân nói họ chứng kiến trên cây sồi cao khoảng 1 mét đâm chồi nẩy lộc giữa tháng hè nắng hạn. Các nhánh cây đều hướng về cây sồi đầy ơn phúc mà thờ lạy, ‘‘giống như có chiếc áo choàng Đức Nữ Trinh lướt ngang’’.

 Ÿ Ngày 13-7-1917, khoảng 5 000 người tuôn đến Cova da Iria, cùng nhau lần chuỗi. Bỗng dưng ba mục đồng ngước mắt lên trời cùng thốt lên : ‘‘Bà đến rồi’’. Tuy đám đông không được ơn thị kiến, nhưng họ chứng kiến một cụm mây trắng bay ngang ; nắng gắt giữa trưa hè bỗng dịu mát. Đức Nữ Trinh dặn ba trẻ lần chuỗi mỗi ngày dâng kính Đức Bà Mân Côi, cầu cho thế giới được hòa bình, an lạc. Khoảng 10 phút sau, Đức Nữ Trinh biến đi.

 Ÿ Ngày 13-8-1917, khoảng 18 000 người nô nức đến Cova da Iria, nhưng vắng mặt ba trẻ. Ba mục đồng bị công an Villa de Ourem bắt giữ. Cả một rừng người nghe tiếng sấm long trời lở đất và tia chớp xé không gian. Sau đó, một cụm mấy trắng che phủ cây sồi ơn phúc, nắng chói chang trở thành mát dịu. Ngày 16-8, các mục đồng được trả về với đồng cỏ. Ngày 19, trong khi các em thả cừu ăn cỏ ở Valinhos, Đức Trinh Nữ lại hiện ra. Ba mục đồng hái lộc xanh trên cây sồi ơn phúc, về đưa cho bố mẹ. Cành sồi xanh hái lộc bèn tỏa hương thơm lạ. Nhờ vậy thân mẫu Lucia mới hết ngờ vực. Đức Trinh Nữ dặn dò các em lần chuỗi, hãm mình cầu cho kẻ có tội.

 Ÿ Ngày 13-9-1917 : khoảng 30 ngàn người tuôn đến Cova da Iria. Vào chính ngọ, Đức Trinh Nữ hiện ra cùng ba trẻ. Đám đông chứng kiến hào quang chung quanh tinh cầu xuyên thấu bầu trời. Cụm bạch vân che phủ ba em trong nắng dịu. Tuy là mùa hè mà có tuyết trắng tan biến trong không gian. Có người còn thấy nhiều cánh hoa rơi. Đức Trinh Nữ dặn dò ba trẻ siêng năng lần chuỗi, cầu xin cho chinh chiến sớm tàn.

Ÿ Ngày 13-10-1917 mưa gió lạnh căm. Khoảng 70 ngàn người không quản mưa gió, tề tựu quanh cây sồi ơn phúc. Vào giữa trưa, ba trẻ loan báo Đức Trinh Nữ hiện ra. Cụm bạch vân nổi trôi trên cây sồi. Lucia la lên : ‘‘Xem kìa, mặt trời’’. Mặt trời nhảy múa suốt 10 phút. Áo quần của cả rừng người đang ướt sũng bỗng khô ráo. Đức Bà công bố danh hiệu bằng tiếng Bồ Đào Nha : ‘‘Eu sou a Imaculada Conceição’’ (Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội).

Đức Mẹ công bố danh hiệu này trong nhiều lần hiện ra và bằng các ngôn ngữ khác nhau :

- Thứ bảy 27-11-1830 (một ngày trước chủ nhật thứ 1 mùa vọng), Đức Mẹ hiện ra với nữ tu Catherine Labouré tại dòng Nữ tu Bác ái (140 rue du Bac - 75007 Paris), giao cho vị nữ tu này thực hiện mẫu ảnh Đức Mẹ hay làm phép lạ (Médaille miraculeuse) : Đức Bà đội triều thiên 12 ngôi sao, dang tay ban ơn, xung quanh là lời khẩn cầu : ‘‘Lạy Mẹ Maria Vô nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con khẩn cầu cùng Mẹ’’ (Ô Marie conçue sans péché, priez pour nous qui avons recours à vous).

- Đức Grêgôriô XVI (1831-1846) đã tuyên nhận Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là chân lý đức tin (vérité de foi). Từ đó, kinh cầu Đức Bà có câu: "Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông, cầu cho chúng con".

- Ngày 8-12-1854, trong tông sắc Ineffabilis Deus, Đức Piô IX (1792-1878) công bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

- Ngày 25-3-1858, Đức Mẹ hiện ra với Bernadette Soubirous là thiếu nữ chăn chiên tại Lộ Đức và công bố danh hiệu bằng tiếng patois bigourdan:‘‘Que soy era immaculada councepciou’’.

- Từ 2-7-1876 đến 3-9-1877 (Marpingen - Đức) và từ 27-6-1877 đến 16-8-1877 (Gietzwald - Đức) : Đức Mẹ hiện ra công bố danh hiệu bằng tiếng Đức : ‘‘Ich bin die Unbefleckte Empfängnis’’.

Các sự việc xảy ra ngày 13-10-1917 tại Fatima ứng nghiệm như sách Khải huyền của thánh Gioan, chương 12. Đoạn Tân Ước này là nguồn cội lá cờ châu Âu hiện nay do Arsène Heitz thực hiện. Sách Khải huyền tiên đoán các sự việc ngày 13-10-1917 như sau : ‘‘Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời : một người Phụ nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.’’ (Kh 12,1).

 Hành hương Thánh Mẫu của Đức Gioan-Phaolô II 

Vừa được bầu làm giáo hoàng vào tháng mân côi năm 1978, Đức Gioan-Phaolô II cho viết thêm chữ ‘‘M’’ (Maria) vào huy hiệu giáo tông cùng với khẩu hiệu : Totus tuus (Tất cả cho Mẹ). Khẩu hiệu này trích từ Traité de la dévotion à la très Sainte Vierge Marie (Luận về lòng sùng kính Đức Trinh nữ Maria cực Thánh). Trong tác phẩm John Paul II : A Life of Grace (Đức Gioan-Phaolô II : một đời ân phúc), Renzo Allegri đã mệnh danh Đức Gioan-Phaolô II là người hành hương thờ kính Đức Mẹ. Ngài đã hành hương khoảng 500 ngôi đền Thánh mẫu trên khắp thế giới.

Trong cuộc hành hương ngày 13-5-2000 tại Fatima, Đức Gioan-Phaolô II đã công bố bí mật Fatima thứ ba về vị giám mục áo trắng gục ngã dưới viên đạn hung thủ. Ngày 13-5-1981, Mehmet Ali Agca mưu sát ngài tại quảng trường thánh Phêrô (Rôma). Nhưng Đức Mẹ đã chở che, cứu ngài thoát nạn. Viên đạn ngày nay đươc nạm vào vương miện bằng vàng đặt trên thánh tượng Đức Mẹ ở Fatima. Ngài cũng tặng đền Thánh mẫu Czestochowa ở Ba Lan thắt lưng trắng nhuộm máu đào ngày 13-5-1981. Ngài nói : ‘‘Khi bị trúng đạn, tôi tức khắc nhận ra biến cố này đánh dấu ngày Đức Mẹ hiện ra cùng ba mục đồng ở Fatima, Bồ Đào Nha.’’ Mấy hôm sau, ngài đích thân xem các tài liệu về Fatima. Ngày 18-7-1981, ĐHY Seper, bộ trưởng Thánh bộ Đức tin trình lên ngài hai phong bì : một đựng bí mật thứ ba bằng tiếng Bồ đào nha, một bản dịch tiếng Ý. Ngày 11-8, văn phòng Quốc vụ khanh Tòa thánh trả lại cho Văn khố Tòa thánh các tài liệu tối mật này.

Một tháng sau ngày bị mưu sát, Đức Gioan-Phaolô II phó thác nhân loại trong tay Đức Mẹ. Sự phó thác này có nghĩa hy tiến (affidamento), thay vì thánh hiến (consacrazione).

Ngày 21-3-1982, nữ tu Lucia cùng sứ thần Tòa thánh ở Lisbonne và Đức Cha do Amaral, giám mục Fatima triều yết Đức Thánh Cha, nhắc lại Thiên mệnh về việc thánh hiến nước Nga (consécration de la Russie).

Ngày 13-3-1982 tại Fatima, nữ tu Lucia trao cho Đức Gioan-Phaolô II thư riêng nhắc lại tai họa mà Hội thánh và hàng giáo phẩm phải gánh chịu nếu bất tuân Thiên mệnh. Nhân dịp này, đức Gioan-Phaolô II công bố thần học hy tiến : hy tiến lên Thiên Chúa nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ.

Ngày 14-5-1982, Đức Cha Hnilica, linh mục Sebastian, cha giám tỉnh dòng Carmêlô đã hỏi nữ tu Lucia việc Đức Thánh Cha hy tiến có phải là thánh hiến nước Nga lên Trái tim Vô nhiễm Đức Bà, nữ tu Lucia dùng ngón trỏ ra dấu là không. Sau đó, Lucia dùng hai tay làm thành hình cầu và nói rằng để tuân theo thánh ý Đức Mẹ, mỗi vị giám mục trên khắp thế giới phải cử hành nghi thức thánh hiến công khai. Ngày 8-12-1983, Đức Gioan-Phaolô II gửi tông thư về việc các giám mục trên khắp thế giới lập lại nghi thức thánh hiến vào ngày 25-3-1984. Năm sau, trong tác phẩm ‘‘Entretien sur la foi’’ (Trao đồi về Đức tin), ĐHY Joseph Ratzinger, bộ trưởng Thánh bộ Đức tin nói về Bí mật thứ ba như sau : ‘‘Khi lắng nghe thông điệp của Đức Kitô qua trung gian của Đức Mẹ trong thời đại chúng ta, Hội thánh cảm nhận hiểm họa hủy hoại của một thành phần và tất cả, đáp trả bằng lòng sám hối, dốc lòng chừa cải.’’ (L’Église, écoutant le message vivant du Christ donné par l’intermédiaire de Marie à notre temps, sent la menace de ruine de chacun et de tous, et répond par une pénitence et une conversion résolues).

Ngày 13-5-2000, nhân lễ phong chân phước cho Giaxinta và Phanxicô Marto, ĐHY Quốc vụ khanh Angelo Sodano đã công bố phần thứ 3 của bí mật Fatima.

Ngày 13-2-2005 (17 giờ 25), nữ tu Lúcia de Jésus dos Santos trút hơi thở cuối cùng, thọ 97 tuổi. Ngày từ trần 13 mang dấu ấn Đức Mẹ Fatima.

Ngày 2-4-2005 (21 giờ 37), Đức Gioan Phaolô II từ trần, thọ 84 tuổi, sau 26 làm giáo hoàng.

 Fatima Bình Triệu : ngày 13-5-1976

Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima từ 13-5-1917 (tháng Hoa) và ngày 13 mỗi tháng, lần cuối vào ngày 13-10-1017 (tháng Mân côi). Chúng tôi lược thuật các sự việc tại Fatima và có lien hệ mật thiét đến Fatima để thấy có nhiều trùng hợp với các sự việc do giáo sư Vũ Quốc Thúc kể lại.

634228470729759601_150x200

 Trung tâm Hành hương Fatima (Bình Triệu)

Ngày 13-8-1976 (ngày kỷ niệm 59 năm Đức Mẹ hiện ra lần thứ ba tại Fatima và 2 ngày trước lễ Đức Mẹ Lên Trời (Assomption), giáo sư Thúc đạp xe đến Fatima Bình Triệu, đầu quốc lộ 13 nối liền Saigon với Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát. Giáo sư Thúc dự thánh lễ 11 giờ do Cha Simon Nguyễn Văn Lập cử hành. Hôm đó trời mưa lâm râm. Theo lời giáo sư Thúc, cho dầu cung thánh lợp lớp kiếng trong suốt, trong thánh đường vẫn tranh tối tranh sáng. Bỗng dưng, bức tượng rực sáng. Giáo sư Thúc cảm thấy rợn người (sensation très vive) như có sự hiện diện vô hình (présence invisible : chúng tôi ghi lại nguyên văn các từ ngữ tiếng Pháp của giáo sư Thúc). Lúc đó, vị giáo sư từng là khoa trường Đại học Luật khoa Saigon và thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam còn bị quản chế (résidence surveillée). Ông khấn xin Đức Mẹ ban ơn cho ông và cả gia đình sớm thoát khỏi vòng kiềm tỏa. Tối 13-8 cùng ngày, giáo sư Thúc nghe đài BBC được tin người bạn đồng khoa thạc sĩ (agrégation des universités) ở Trường Luật Paris là giáo sư Raymond Barre vừa được tổng thống Valéry Giscard d’Estaing mời làm thủ tướng. - Học vị ‘‘thạc sĩ đại học’’ (agrégé de l’université) khác hẳn văn bằng ‘‘thạc sĩ’’ (master, maîtrise) trong hệ thống giáo dục hiện nay ở Việt Nam - Giáo sư Thúc cảm nhận lời khấn cầu trong thánh lễ chính ngọ đã được Đức Mẹ nhậm lời. Giáo sư Thúc liền viết thư nhờ trưởng nữ là tiến sĩ Vũ Mộng Lan liên lạc với tân thủ tướng Pháp. Hai năm sau, gia đình giáo sư Thúc được sang Pháp. Giáo sư Thúc tiếp tục giảng dạy tại Đại học Luật khoa Paris đến ngày nghỉ hưu.

Giáo sư Raymond Barre lớn hơn giáo sư Thúc một tuổi, trong 7 năm trung học luôn nhất lớp. Ông là nhà kinh tế lỗi lạc, được tổng thống François Mitterrand đánh giá là một chính khách tài ba. Ông là chính khách Pháp duy nhất thành danh mà không thuộc đảng phái chính trị nào. Giáo sư Barre tự coi mình vóc dáng tròn trịa nhưng là một người dứt khoát (un homme carré dans un corps rond : carré vừa có nghĩa là vuông, nhưng còn có nghĩa là dứt khoát). Đối với giáo sư Thúc, người bạn đồng song năm cũ Raymond Barre ra tay giúp đỡ ông bằng tình bạn vuông tròn, nhưng dứt khoát can thiệp với thủ tướng Phạm Văn Đồng. Giáo sư Thúc ghi nhớ ngày 13-8-1976, nhờ ơn Đức Mẹ Fatima mà gia đình ông thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng.

 Fatima Bồ Đào Nha : ngày 13-10-1997

634228473086611741_214x322

Đền thánh Fatima (Bồ Đào Nha)

Trên vương miện có viên đạn đồng

Ngày 13-10-1997, giáo sư Vũ Quốc Thúc quỳ trước thánh tượng Đức Mẹ ở Fatima, trên vương miện có viên đạn đồng, làm chứng là Đức Mẹ hằng cứu giúp. Giáo sư Thúc bày tỏ lòng biết ơn của cả gia đình. Lần này, giáo sư Thúc khấn xin Đức Mẹ cho người vợ con trai trưởng Vũ Quốc Lưu sinh con nối dõi tông đường, và con gái hiện định cư ở Canada là Thái Vân có tin mừng. Hai người con ở hai bờ Đại Tây Dương đều hiếm muộn. Giáo sư Thúc cũng có cảm giác rờn rợn khi cầu xin trước thánh tượng. Lạ lùng thay, 9 tháng 10 ngày sau cuộc hành thương đền thánh (13-10-1997), giáo sư có cháu đích tôn, đặt tên là Guillaume Vũ Quốc San và cháu ngoại là Vivan Kim Anh.

 Giáo sư Vũ Quốc Thúc chia sẻ mấy lời vàng ngọc của Đức Gioan-Phaolô II : ‘‘Các ngôi đền Thánh Mẫu khắp năm châu bốn bể là những dấu mốc ghi lại năm tháng lữ hành. Các đền thánh cho ta nơi chốn tạm dừng chân trong suốt chuyến đi, đem lại sự an vui trên con đường thiên lý, như những ốc đảo trong sa mạc, với sức mạnh tiến bước’’ (les sanctuaires mariaux répandus dans le monde sont comme les bornes placées pour marquer les temps de notre itinéraire sur la terre. Ils nous accordent une pause dans le voyage pour nous redonner la joie et la sécurité sur le chemin, avec la force d'aller en avant, comme les oasis dans le désert).

Các đền thánh còn là những căn nhà dạt dào tình yêu thương của người mẹ. Đức Mẹ Fatima luôn ban phát ơn lành cho con cái, không phân biệt lương giáo. Trường hợp Guillaume, người con cầu tự, không chỉ đem lại niềm an vui cho một gia đình, mà trăm họ đều cảm nhận phúc ân mẹ hiền.

 

Paris, lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 2010

Lê Đình Thông

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 29250)
" Đau đớn, nơi xưa thành tổ quỷ, Nghẹn ngào, chốn cũ biến hang ma. Âm thầm tưởng niệm ngày Cha mất, Đất khách đàn con lặng xót xa."
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6834)
ĐÀ LẠT DU KÝ (Phần 2) Nguyễn Đức Quang (Già Cơ) Viết về những kỷ niệm mà nhiều người đã viết thì chẳng khác gì bắt độc giả ăn cơm nguội. Anh bạn tôi nói thà có cơm nguội ăn còn hơn không. Tôi cố ghi lại đôi điều ít được đề cập đến.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6576)
Tưởng Niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập Giáo Sư Nguyễn Cao Hách gọi Cha là vị lãnh đạo tinh thần cao cả. Đối với Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, Cha là một nhân vật siêu việt, gia trưởng của đại gia đình Thụ Nhân. Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương tôn vinh Cha là Thừa Thiên Thụ Nhân. Giáo Sư Lê Hữu Mục khẳng định Cha là một người Cha nhân lành, có những việc làm và những tính tốt có thể nói là siêu phàm. Giáo Sư Trần Long cho rằng Cha là hiện thân của lòng nhân.
19 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 13156)
“Rứa c on đi, con có trở về không?” Võ Thà nh Xuân ... ở đây sẽ chỉ là một số kỷ niệm với người Cha tôn kính của một cựu sinh viên may mắn gần g ũi Cha vào quảng đời mà tình cảm của Cha như một người cha già thế tục mong vui với đàn con.
19 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 7051)
Linh Mục Nguyễn Văn Lập: Một Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Cao Cả Gs Nguyễ n Cao Hách Lúc còn sinh thời, Linh Mục Nguyễn Văn Lập tính tình hào hiệp, độ lượng cao cả, với một trí óc cực kỳ thông minh. Trong mấy chục năm liền, tôi hân hạnh được hợp tác với Viện Đại Học Da lat, m à Linh Mục Nguyễn Văn Lập là Viện Trưởng.
19 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6459)
NHỚ LẠI QUÁ KHỨ Frêre Théo phane NGUYỄN VĂN KẾ, FSC ...ai ai Ngài cũng cư xử với con tim thật tình. Người đối với người: lễ phép kính cẩn mến yêu, trong giọng nói, bình tĩnh, trầm trầm Miền Trung. Ngài để ý đến mọi người. Như vậy đắc nhân tâ m là phần thưởng cho Ngài lúc sống và lúc qua đời.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 8077)
Nhân lần sinh nhật 80 của anh Khương Hữu Điểu, viết về vài kỷ niệm với anh, và viết... về tôi Nguyễn Duy Tưởng TTKTKN/NHPTKNVN, 1968-1975 Một tờ giấy viết tay rơi xuống đất, tôi nhặt lên đọc. Nét chữ viết tay đó làm tôi bàng hoàng, vô cùng xúc động. Mới đó mà đã gần 42 năm, những hình ảnh về cơ quan cũ, về bạn bè xưa, và về anh với dáng đi tất bật hiện ra mờ nhạt.
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 6178)
MIẾNG BÁNH ĐA KÊ Tác giả: Người Hànội, CTKD 1 Nghe ba chữ “ Bánh Đa Kê ” thật đơn giản, thật dân dã đối với người dân xứ Bắc, nhưng đối với tôi, nó mang cả một khung trời kỷ niệm đầy nhung nhớ, luyến tiếc, của chuyến về Hànội ngày vào thu, trong buổi tiễn đưa khi phải chia tay con trai tôi.
07 Tháng Mười Một 2010(Xem: 7876)
ĐÀ LẠT DU KÝ Nguyễn Đức Quang (Già Cơ) Viết về những kỷ niệm mà nhiều người đã viết thì chẳng khác gì bắt độc giả ăn cơm nguội. Anh bạn tôi nói thà có cơm nguội ăn còn hơn không. Tôi cố ghi lại đôi điều ít đ ược đề cập đến .
14 Tháng Mười 2010(Xem: 6319)
Diễn Đàn Thụ Nhân Với sự đồng ý của tác giả, tập truyện "Trọc Sĩ Năm Nhập Môn" dài 75 trang sẽ được chia làm 3 phần đăng trong 3 kỳ. TRỌC SĨ NĂM NHẶP MƠN (Phằn Cuối) Nguyễn Đức Quang (Già Cơ)
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468