Điếc Không Sợ Súng (Hoàng Ngọc Nguyên)

17 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 25360)
Điếc Không Sợ Súng (Hoàng Ngọc Nguyên)

ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG

Hoàng Ngọc Nguyên

 image001_257-content

Trong cả tuần nay, người ta ở Mỹ cãi nhau chỉ có một chuyện: liệu có gió độc, gió chướng từ châu Âu thồi qua Mỹ hay chăng. Hay đảng Cộng Hòa đã già quá rồi, nên cần đi làm colonoscopy để cắt đi những cái pulip độc trong ruột gan của mình?

Theo quan điểm của phía Dân Chủ, nhất là phát biều từ Tổng thống Barack Obama, cuộc khủng hoảng nợ nần mấy năm qua lan rộng và ăn sâu vào nền kinh tế tồng hợp của khối Liên Âu 27 nước, tập trung vào khu vực eurozone 17 nước, chẳng những đã làm cho quá trình hồi phục của nước Mỹ trắc trờ, trì trệ, trục trặc, trớ trêu, mà còn có thể cuốn sạch những thành quả đã đạt được trong quá trình nỗ lực phục hồi kinh tế, thúc đầy tăng trưởng trong thời gian gần bốn năm qua.

Trong khi đó, phía Cộng Hòa lại nghĩ khác (đương nhiên). Họ cho rằng ông Barack Obama khéo đổ thừa. “Everyone but me”. Lỗi tại người ta mọi đàng. Mọi người (ai cũng có lỗi, có trách nhiệm). Trừ tôi. Ông đã qui trách cho Tổng thống George W. Bush tiền nhiệm vì một chính sách tín dụng mạo hiềm cùng sự buông lỏng trong quản lý mà gây ra nạn suy thoái. Ông đã qui trách phía Cộng Hòa tại cà hai viện của Quốc Hội chẳng những không hợp tác, không thỏa hiệp, mà còn cố phá hoại bất cứ giá nào để cho ông phải chịu thất bại trong chính sách kinh tế và từ đó, việc hồi phục không thề cất cánh được. Và nay thì trước cơn khủng hoảng ở châu Âu đang đến hồi sâu đậm, chênh vênh trên bờ vực, thì ông Obama, theo lời tố của phía Cộng Hòa, đang tìm cách đổ hết cho châu Âu về những tội lỗi bên Mỹ. 

Tờ Wall Street Journal (WSJ), ai cũng biết, là tờ báo thuộc ông tỷ phú vô đạo Rupert Murdoch, khá lưu manh, côn đồ, vô lại như người ta phanh phui trong hơn năm nay. Đó là tiếng nói của giới tài phiệt trên phố Wall, của đảng Cộng Hòa, nhân “nguồn cơn thật bối rối” hiện nay của ông Obama, trong tuần đã kịch liệt tấn công ông Obama vào những chuyện như thất nghiệp, tăng trưởng, nợ quốc gia, môi trường kinh doanh … dưới thời ông của ông Obama. Và để cho ông Obama “hết đưòng chạy tội”, hàng loạt tác giả của tờ này cũng đã có hàng loạt bài chận đường thoát của ông Obama. Một bài xã luận: Obama: “It’s all Europe’s faults” (Ông Obama nói: Tất cà đều là lỗi của châu Âu!) hôm chủ nhật 11-6 đã châm biếm chuyện ông Obama đưa lời cảnh giác về cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Một nhà bình luận Brett Stephens hôm thứ ba đưa ra bài:“ A presidency of excuses” (Một tổng thống chuyên phân bua) cũng nói lên ý tương tự. Và một nhà binh luận, ông Daniel Henniger, viết hôm thứ năm: “Would Harry Truman blame Paris” (Liệu Harry Truman có đổ thừa cho Paris hay không?”. Truman là Tồng thống Dân Chủ của Mỹ từ 1948-52. Nước Mỹ vào thời đó cũng rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nhẹ nhàng, giữa lúc châu Âu đang bị khủng hoảng toàn diện sau Đệ nhị Thế chiến. Ý của tác giả là suy thoái ở Mỹ là chuyện của Mỹ, do Truman làm ra và ông không thề đồ thừa cho châu Âu. Chính vì nạn suy thoái này giữa lúc Mỹ đang có chiến tranh Triều Tiên mà ôngTruman bị ông Dwight Eisenhower đánh gục trong bầu cử tổng thống năm 1952. Cũng trong hôm thứ năm, ông Edward P. Lazear, vốn là chủ tịch Hội đồng cố vấn Kinh tế của ông Bush từ 2006-2009, cũng chọn tờ WSJ đề nói lên quan điếm cua ông: “Whose fault is today’s bad economy? “ (Nến kinh tế tồi tệ ngày nay là lỗi của ai). Ông cho rằng những gì chúng ta đang trải qua là một đợt suy trầm mới, chẳng phải là sự tiếp tục của những vấn đề trước đây? Cũng cùng cách đó, quan điểm của phía Cộng Hòa và tờ WSJ là những khó khăn hiện nay của Mỹ đều do trách nhiệm thất bại cùa mỗi một ông Obama. Chẳng thể đổ cho ai cả.

Ta biết tin ai bây giờ?

Hãy đọc lại tờ WSJ tuần này, từ thứ hai đến thứ sáu, xem trang nhất, bài nào, tin nào là “big story” – bài chủ điểm - của họ đề tìm cách soi sáng cuộc tranh luận này.

Ngày thứ hai, tít lớn nhất trên trang một của tờ báo này là “Latest Europe rescue aims to prop up Spain” (Sự tiếp cứu mới nhất của châu Âu nhằm vực dậy Tây Ban Nha), với câu mở đầu: “Việc Tây Ban Nha tranh thù được một ngân khoản đến mức 100 tỷ euro cho những ngân hàng của mình là một khúc dạo đầu cho một câu hỏi còn lớn hơn : Liệu Tây Ban Nha sẽ cần một sự tiếp cứu cho chính mình hay chăng?. Một số ngưòi nói Tây Ban Nha đang phải tranh đấu gian nan để thuyết phục những nhà đầu tư miễn cưỡng là nước của họ đi vay mượn có khả năng chi trả, nhưng chứng khoán ở châu Á đầu ngày thứ hai đã tăng giá một phần nhờ vào những diên tiến ở Tây Ban Nha”.

Ngày thư ba, người ta không nói gì đến châu Âu ở trang nhất.

Qua ngày thứ tư, tờ báo chạy tít lớn: “Threat spreads across Europe” (Đe dọa lan rộng khắp châu Âu. Và hàng tựa nhỏ: Borrowing costs rise on continent as World Bank sees global impact from crisis (Chi phí vay mượn gia tăng trên lục địa vì Ngân hàng Thế giới nhìn thấy tác động toàn cầu từ cuộc khủng hoảng này. Câu mở đầu (lead) của bài báo này như sau: “Chi phí vay mượn cho Ý và Tây Ban Nha tiếp tục gia tăng hôm thứ ba, thúc đẩy mạnh hơn những lời kêu gọi phải có những bước mạnh dạn hơn từ những người lãnh đạo của khu vực đồng euro (euro-zone) giữa khi có một cảnh báo mới là cuộc khùng hoảng này đang kéo xuống ngay cả những nền kinh tế đang trỗi đậy và muốn hồi phục của thế giới”. 

Ngày thứ năm, vẫn là chuyện châu Âu hàng đầu. “Greek banks under pressure”. Các ngân hàng Hy Lạp bị áp lực. Khách hàng gia tăng rút tiền trong khi người cho vay bên ngoài chủ yếu tính chuyện triệt thoái. Và câu mở đầu nghiêm trọng: Chủ nhân của ngân hàng nước ngoài lớn nhất ở Hy Lạp đang tính rút lui khỏi ngân hàng này nếu nước này rời khỏi cộng đồng euro-zone, đây là dấu hiệu mới nhất của sự quan ngại đang gia tăng trên quốc tế về tương lai của liên hiệp tiến tệ châu Âu này.

Và hôm thứ sáu. WSJ lại chạy tít :“Europe on edge over crisis”. Châu Âu đang đứng trên bờ vực khùng hoảng.

Một câu hỏi đơn giản nhưng khó trả lời: Tại sao tờ WSJ lại quá quan ngại trước những tin tức châu Âu đến thế nếu nó chẳng liên quan gì đến Mỹ bao nhiêu, chằng ảnh hưởng đến sự lên xuống kinh tế của nước này. Phải chăng đây là một trường hợp “dấu đầu, lòi đuôi”, cho dù tin tức đưa ra trang đầu đã lòi cái đuôi trong khi bình luân lại ở cái đuôi của tờ báo, được xem là cái đầu!.

Chúng ta đã có dịp nghe phản bỉện về ba điểm trên là châu Âu chằng ảnh hưởng gì đến Mỹ, người Cộng Hòa đã cho ông Obama toàn quyền tự do hành động trong ba năm qua (sic), và ông Bush đã hết trách nhiệm trong tình hình này. Người phản biện trong hai điểm đầu chính là một nguời Cộng Hòa có uy tín bậc nhất, ông Jeb Bush, chính là em ruột ông George W. Bush. Ông nói : “Tôi phải đồng tình với ông Obama là nền kinh tế của chúng ta đang bị gió chướng từ châu Âu”. Ông cũng nói: “Sự giáo điều, chính thống, thiếu linh hoạt trong chính sách thuế của đảng Cộng Hòa gây bế tắc cho những giài pháp thỏa hiệp có thề có”.

Về trách nhiệm của ông Bush, ông Bush em không tiện nói, nhưng một cuộc thăm dò của Wahington Post/ABC News đã nói thay: đến 63% vẫn cho rằng ông Bush là thủ phạm của tình hình hiện nay.

Cái nguy cơ cho người Mỹ nước Mỹ là ờ chỗ người ta vẫn bịt mắt, bịt tai, bịt miệng trước sự thật, như thế làm sao mà lãnh đạo mà đòi làm lãnh đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2022(Xem: 3104)
"Chẳng phải đến khi báo Tuổi trẻ ngày 24/2/2020 đăng bài "Người Việt kém văn minh trên mạng?", cùng chỉ số thật đáng xấu hổ, rằng "Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet", nhu cầu cần bàn bạc thẳng thắn về những cái xấu của người Việt mình mới được đặt ra."
16 Tháng Năm 2022(Xem: 3314)
"Từ sự kiện ngẫu nhiên nhưng gây ấn tượng vừa mạnh, vừa sâu như vừa biết, kẻ viết bài này chỉ muốn so sánh một chút giữa “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” với những gì đã xảy ra trên thực tế xoay quanh chuyện ông Chính và tùy tùng đến Washington D.C tuần trước..."
13 Tháng Năm 2022(Xem: 3118)
"Sau 2 năm dịch bệnh Covid 19, rất nhiều người từng nhiễm virus corona than phiền về hội chứng « Covid long » (Covid kéo dài) với hàng trăm triệu chứng rất khác nhau, từ đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tim mạch, máu huyết đến tiêu hóa, hô hấp, khả năng vận động, các vấn đề da liễu … "
09 Tháng Năm 2022(Xem: 3286)
"Từ ngàn xưa nước mắt luôn rơi xuống Hạt mưa sa đâu chảy ngược lên nguồn? Trên đường đời mẹ bao lần vấp ngã Có bao giờ con hỏi “Mẹ đau không ?"
26 Tháng Ba 2022(Xem: 3590)
"27 tháng 3 năm 2022 là 11 năm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời. Quang Du Ca làm bài nhạc Lìa Nhau vào mùa hè năm 1964, năm anh 20 tuổi. Năm 1964 là năm đất nước Miền Nam Việt Nam rối loạn : Tranh chấp tôn giáo, tranh chấp Bắc Nam, tranh chấp dân sự quân sự, tranh chấp đảng phái …"
17 Tháng Hai 2022(Xem: 4299)
"Thôi thế hôm nay xin giã biệt Bạn về với Chúa hưởng Hồng Ân ! Vui bước ra đi đừng nuối tiếc Cõi trần bạn cũng đã thành nhân."
06 Tháng Giêng 2022(Xem: 4048)
"Giáo sư luật Edward Foley thuộc Đại học bang Ohio đưa ra ý kiến: “Thực tế là Lời Nói dối Trắng trợn đã bắt rễ theo cách của nó, và nó đã trở nên mạnh hơn và tệ hơn trong 12 tháng qua, điều đó thậm chí còn nguy hiểm hơn chính sự kiện 6/1”."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 2175)
"Ông Putin có vẻ như đang tuyệt vọng, phải dùng đến những vốn liếng cuối cùng của mình; nghề bài bạc gọi là “đánh cạn láng.”
23 Tháng Năm 2018(Xem: 16332)
"Nhận định rằng bộ luật này "chứa đựng những điều khoản đi ngược lại với những cam kết của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã ký", thông cáo của Liên hiệp quốc giải thích những điều khiến họ quan ngại”
23 Tháng Năm 2018(Xem: 17904)
"Vụ án Vũ “nhôm” được xem là một đại án về tình trạng lũng đoạn của bộ máy nhà nước, liên quan đến rất nhiều người, trong đó có cả sự tiếp tay của Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, cho đến các quan chức lãnh đạo ở địa phương và báo chí."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468