Euro '12 Vượt Qua Bão Thời Đại (Hoàng Ngọc Nguyên)

08 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 23731)
Euro '12 Vượt Qua Bão Thời Đại (Hoàng Ngọc Nguyên)

EURO 2012 VƯỢT QUA CƠN BÃO THỜI ĐẠI

Hoàng Ngọc Nguyên


image001_258 

image002_107 

 

Với hai trận đấu của bảng D vào ngày thứ hai, 11-6, Anh gặp Pháp và Thụy Điển gặp Ukraine, nước chủ nhà và đồng tồ chức Euro 2012, người ta đã xem được hết chân cẳng của 16 đội tham dự giải vô địch châu Âu năm nay. Có thể vẫn còn quá sớm để mạnh dạn tiên đoán đội tuyển nào sẽ thắng được giải năm nay, liệu Tây Ban Nha có lập được kỳ tích đoạt được chiếc cúp báu hai lần liên tiếp, hay một đội khác sẽ may mắn hơn nâng cao chiếc cúp này? Tuy nhiên, nhìn chung, những đội mạnh nhất có thề nói đã nổi lên, và những đội chắc chắn không thề tơ tưởng một tí gì về vinh quang chiến thắng cũng đã được nhận diện. Nhưng quan trọng không kém, nếu không nói quan trọng hơn cả, là từ chuyện đá banh mà người ta nhìn qua cuộc khủng hoảng nợ nần của châu Âu, và cứ hy vọng Euro 2012 này sẽ làm cho sóng gió yên bình trong khu vực eurozone.

 Như thưòng lệ, 16 đội tuyền quốc gia đã vào được vòng chung kết này của giải vô địch châu Âu, vẫn được gọi vắn tắt từ 52 năm qua là Euro, được Liên đoàn Hiệp hội Bóng đá châu Âu (UEFA) tồ chức bốn năm một lần, lần này là lần thứ 14, có đến hai nước cùng đứng ra tổ chức chung là Ba Lan và Ukraine. Có mặt ở đây đương nhiên toàn là những đội mạnh nhất châu Âu, từng đoạt Euro trong các lần vừa qua, phải kể đến là Đức (3 lần: 1972, 1980, 1996), Tây Ban Nha (2 lần: 1964 và 2008), Pháp (2 lần: 1984 và 2000), Ý (1 lần, 1968), Hòa Lan (1 lần: 1988). Cũng đã từng đoạt giải nhưng khó được xem là đội mạnh là Liên Xô (nay là Nga, 1 lần: 1960), Đan Mạch (1992), Tiệp Khắc (1976), và Hy Lạp (2004). Đó là những trưòng hợp “ngáp phải ruổi”. Một đội tuyền vẫn thường tự nhận là mạnh nhưng chưa hề vào được chung kết, không nói gí đến chuyện chiếm ngao đầu là Anh. Tất cả 10 đội vửa được nêu tên đều có mặt ở Euro 2012 này. Ngoài ra, phải kể tên sáu đội còn lại cho đủ mắm muối: Ukraine và Ba Lan là hai nước chủ nhà, Cộng hòa Ireland, Thụy Điển, Bổ Đào Nha, và Croatia. Mười sáu đội được chia ra làm bốn bảng A, B, C và D. Ở mỗi bảng, các đội sẽ thi đấu vòng tròn để chọn hai đội đứng đầu vào vòng tứ kết thi đấu loại trực tiếp. Sau tứ kết là bán kết, rồi chung kết…

Ở bảng A, xem ra chỉ có đội tuyển Nga là đáng để ý sau chiến thắng 4-1 dễ dàng trước đội Tiệp Khắc quá thời, già cỗi. Từng là một đội mạnh ở Đông Âu, nước này đang gặp cuộc khủng hoảng tre già nhưng măng chưa chịu mọc. Trong khi đó, với chính sách bóng đá tư bản hóa và mở cửa mua và bán cầu thủ bắt chước các nước Tây Âu, bóng đá Nga đang dần lột xác. Hai đội kia trong cùng bảng Ba Lan và Hy Lạp hòa 1-1 khó tạo được ấn tượng gì mạnh mẽ với người xem.

Trong ngày thứ bảy, Hòa Lan trong bảng B là một đội mạnh mà không chứng tỏ được mình là một đội mạnh. Một đội tuyển có toàn là những hảo thu3 như Arjen Robben, Robin VanPersie, Huntelaar, Van der Vaart mà không ghi bàn được một lần trước Đan Mạch và bị thua ngược 1-0 từ hiệp một mà không gỡ được làm cho ngưòi ta đặt câu hỏi về khả năng sống sót của đội bóng màu da cam (cha đẻ của “bóng đá tổng lực”) sau vòng loại. Đội Đức trong khi đó cho thấy là một đội bóng chững chạc, bài bản, trưởng thành, có khả năng kiềm soát được trận đấu trên cả ba tuyến, có những hảo thủ như Gomez, Klose, Mueller, Ozil, Podolski. Họ đã thắng được Bồ Đào Nha là một đội mạnh với những cầu thủ nổi tiếng như Christian Ronaldo, Nani, Meireles, Postiga… cũng với tỷ số 1-0. Tình hình ở bảng này vì thế hấp dẫn vì câu hỏi lớn: Hòa Lan và Bồ Đào Nha, hay Đan Mạch, đội nào sẽ cùng với Đức vào vòng tứ kết (nếu cho rằng Đức vào được vòng tứ kết).

Ý và Tây Ban Nha đã gặp nhau trong trận đẩu tiên của bảng C vào hôm chủ nhật, và hai đội đều cho thấy tầm cỡ của mình trong trận này: một đội bốn lần vô địch thế giới và một đội là đương kim vô địch của cả World Cup (2010) và Euro (2008). Tây Ban Nha tấn công nhiều hơn, giao trả ngắn gắn bó, kỹ thuật cao và có khả năng xâm nhập nguy hiểm, nhưng đá không có trung phong (số 9 nổi tiếng David Villa bị chân thương), họ có vẻ không hiệu quả bằng đội Ý thủ chặt cùng tấn công từ xa. Tây Ban Nha có nhiều cầu thủ nổi bật, như Fabregas, Ianesta, Xavi, Silva, Alonso…, nhưng vẫn thiếu may mắn trong dứt điểm. Tỷ số 1-1 làm cho hai đội vui vẻ, bởi vì họ hướng đến hai trận còn lại, với hai đối thủ là Croatia và Ái Nhĩ Lan xem ra nhẹ ký, nhất là đội Republic of Ireland lạc đường vào lịch sử. Croatia thắng đội Ái Nhĩ Lan 3-1 chẳng mấy khó khăn, vẫn cần ít nhất thủ hỏa trong một trong hai trận còn lại đề có hy vọng vào vòng tứ kết.

 Bảng D là một bảng được người mộ điệu theo dõi, bởi vì trận đấu đầu tiên là giữa hai đội “kẻ thù truyền kiếp” là Anh và Pháp cách nhau một biển Manche, cho dù Anh thì chưa thật sự đi lên lúc nào và Pháp thì tuy đang đi xuống, nhưng vẫn có một vài cầu thủ như Benzema, Ribery… vươn cao trong thị trường châu Âu trong những năm gần đây. Hai đội kia là Ukraine của huấn luyện viên Blokhin, một đội thật khó nói, và Thụy Điển, một đội nguy hiểm nhưng chẳng bao giờ làm nên chuyện. Nước Anh vửa có huấn luyện viên mới người Anh, Roy Hodgson, và một đội tuyển cũng mới toanh, phần lớn những cầu thủ trẻ, thiếu kinh nghiệm, đến Kiev (Ukraine) với một mục tiêu khiêm tốn. Họ may mắn lắm mới cầm chân một đội Pháp có kỹ thuật cao hơn, tấn công nguy hiểm hơn, kiểm soát gần hết cả trận đấu, và nếu may mắn hơn còn có thể thắng được đội Pháp sau khi dẫn trước 1-0 ở phút 30 chỉ để bị gỡ hòa nhanh chóng ở phút 39. Ở trận thứ hai, Ukraine cho ra sân hai lão tướng Shevchenko 35 tuổi và Andriy Voronin 33 ở vai trò trung phong. Thụy Điển cũng có một lão tướng chạy vị trí trung phong, Huỳnh Trung của nước Bắc Âu này có tên là Ibramovich, 31, từng chơi cho những đội thứ dữ ở châu âu như Ajax, Juventus, Milan International, Barcelona và AC Milan. Câu chuyện của trận này là “Chớ nên bao giờ cũng coi thường ngưòi già”. Chính Ibrahimovich mở màn cho Thụy Điển, và Shevchenko ghi hai bàn liên tiếp bằng đầu giúp Ukraine thắng 2-1.

 Như thế, ta đã ghi nhận được những đội mạnh, có nhiều ưu thế vào vòng tứ kết. Ở bảng A, Nga và Ba Lan chắc dẫn đầu, vì Ba Lan vừa là đội chủ nhà, vừa là đội đá thuần thục, có sức tấn công hơn Hy Lạp và Tiệp Khắc. Ở bảng B, hãy bắt đội Đức và Bồ Đào Nha, cho dù Hòa Lan và Đan Mạch cả trên lý thuyết và trong thực tế vẫn có thể làm chuyện bất ngờ (Hòa Lan nhiệm vụ còn lại khó khăn hơn, trong khi Đan Mạch có thể sa cơ trong hai trận còn lại hay chỉ hòa được một trận, thua một). Ở bảng C, Ý và Tây ban Nha – trử phi có những bất ngờ quá lớn ngoài khả năng tiên liệu bất ngờ của con người khiến Croatia có được một vé. Và ở bảng D, có thể Pháp và Ukraine. Tiên đoán là việc rất nguy hiểm trong đá banh. Ông Mark Lawrenson, chuyên nghề sờ mu rùa cho mục bóng đá của BBC tứ hơn chục năm nay, vẫn nói rằng đoán trúng được 60% là khá, 75% là cực kỳ sành điệu, và 100% là thần đồng. Nếu trúng được 5-6 trong 8 đội, đó đã là một thành công lớn đáng được gọi là một nhà bình luận bóng đá chuyên nghiệp nhưng thất nghiệp. Let’s wait and see!

 Nếu chúng ta còn mơ hồ về tính cách “toàn cầu hóa” của thế giới ngày nay, có lẽ chúng ta chỉ cần nhìn những nước vốn chỉ có cầu thủ da trắng, ta vẫn gọi là người Caucasian, nay có nhiều cẩu thủ có những màu da chẳng trắng tí nào và mang những tên lạ hoắc, mặt lạ hoắc, người Đức, người Thụy Điển, người Đan Mạch … mà mang tên như ngưòi Mễ, hay ngưòi Đông Âu, Nam Tư, hay người Hồi giáo, và nhìn mặt mũi đố ai biết là người Đan Mạch hay Hòa Lan hay Pháp (giống như hiện tượng các ngôi sao quần vợt hiện nay, đổi quốc tịch dễ dàng) … Bởi thế, một trong những điều mà ban tổ chức đã lo ngại là những lớp ngưòi da trắng có máu kỳ thị chẳng phải ít trên hàng ghế khán giả (nhất là trong thời buổi châu Âu khó khăn, và người ta thường đổ tất cả cho gánh nặng người di dân), và ngưòi ta sẽ chẳng ngại ngùng “nhả ngọc phun châu” vào những cầu thủ dị chủng. Những nước mà di dân không đến và/hoặc là không mở của cho di dân là những nước “đồng chủng” nhất, và cũng là kỳ thị nhất, như Nga hay Ukraine. Nhưng Đức cũng có tiếng là phân biêt chủng tộc nặng nề. Châu Âu tưởng là lớn, nhưng thực ra rất là nhỏ, nhất là kể từ khi có những tồ chức như khối Liên Âu (European Union) hay khu vực đồng euro (eurozone). Cho nên ngưòi ta đi lại dễ dàng và chẳng tốn kém mấy. Bởi thế mà khuynh hướng phân biệt chùng tộc ở nhiều nhóm người đi cổ vũ cho đội nhà, la hét mạt sát ngưòi da đen, hay người Hổi giáo… đang là một vấn đề nhức đầu cho nhà chức trách.

 Người Á Đông có quan niệm vạn sự khởi đầu nan. Chỉ có bước đầu là khó. Đầu xuôi đuôi lọt. Người Mỹ thì cho rằng phải xem cái kết quả thế nào, All’s well that ends well! Vì chưa có đoạn cuối để biết Euro có thành công hay không , cho nên ta có thể hài lòng với thành công khúc đầu. Một khởi đầu gian nan hình như đã vượt qua được. Ví dụ như sự chỉ trích và tẩy chay của một số lanh đao một số nước ở châu Âu vì nhà cầm quyền Ukraine bức hại đối lập, bỏ tù và ngược đãi bà cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko.

Số là Ukraine, trước đây là một trong 14 nước thuộc Liên Xô, nay tuy đã là một nước độc lập, nhưng vẫn được Nga xem như là một nước vệ tinh nếu chẳng phải là chư hầu như cũ, và ngưòi lãnh đạo hiện nay, do Nga tìm cách đưa lên, đương nhiên biết rằng sự sống còn của mình là tùy vào sự lệ thuộc đó. Đề cho chắc chắn được phía đối lập ủng hộ đường lối lệ thuộc này, ông hiện nay đã tìm cách bỏ tù dài hạn bà thủ tướng mà ông đã lật đồ hai năm trước. Bởi thế những người lãnh đạo các nước Đức, Pháp và Anh đã tuyên bố tẩy chay Euro 2012. Chính trị thông thưòng là trò đạo đức giả. Viktor Yanukovich, tổng thống của Ukraine hiện nay, vốn 1à một tên lưu manh, vô lại, đầu gấu, từng tồ chức bầu cử gian lận vào cuối năm 2004, dẫn đến cuộc Cách mạng Màu da cam vào tháng chạp năm đó. Những ngưòi “quốc gia” cầm quyền sau đó Tổng thống Viktor Yuschenko và bà Thủ tướng Tymoshenko đã ham tranh quyền với nhau mà không biết được cái họa lâu dài chính là kẻ thù chung trước đây là Yanokovich. Nhờ dựa vào thế lực của Điện Cẩm Linh nơi một vùng miền đông Ukraine nhưng tiếng Nga lại phổ biến còn hơn tiếng Ukraine mẹ đẻ, Yanukovich chằng những có thể hạ cánh an toàn mà không bị cách mạng Da cam này đốt cháy, mà ông ta còn tương kế tựu kế, tranh cử trở lại dựa vào tình hình phân hóa của ngưòi quốc gia Ukaine. Năm 2010 Yanukovich trở lên làm tống thống trở lại. Ngay năm sau đó, ông cho nhốt tù bà Tymoshenko đến 5-7 năm vì tội “tham nhũng”, là tội của chẳng riêng gì ai, mà ai đã cầm quyền thì ắt có - ở Ukraine, ở Nga, ở Tàu, ờ Việt Nam. Nhốt dài hạn để diệt trừ hậu họa. Khi Yanukovich thắng cử, phương tây, trong đó có cả Mỹ, vỗ tay hoan hô rầm rầm nền dân chủ sáng giá, bầu cử trong sạch không thua gì bên Nga, bên Tàu. Chính tiếng vỗ tay này đã đưa bà Tymoshenko chóng bước vào nhà giam. Và trong vụ này cũng có trách nhiệm của bà Tymoshenko.Sự nghiệp chính trị của bà từng đặt trên nền tảng một sự nghiệp kinh doanh giàu có rất mafia rong thời buổi lịch sử giao thời nhá nhem cua hai nước Nga và Ukraine.

Điều đáng nói hơn là Euro 2012 được tồ chức trong bối cảnh ảm đạm của cuộc khủng hoảng nợ nần ở châu Âu kéo dài, nạn thất nghiệp lan tràn, chính phủ nước nào cũng trên bờ vực phá sản. Người ta cứ đặt câu hỏi liệu euro có thu hút được ai chăng. Có ai còn khả năng tài chánh và lòng dạ nào mà lặn lội đường xa đi đến những nơi như Kiev, Donetsk… xem đá banh hay chăng.

May thay, tuy nạn suy thoái đang trở lại châu Âu, ảnh hưởng, tác động của suy thoái trên Euro 2012 đang cho thấy khá giới hạn. Người ta chưa đánh giá được điều này vì quá sớm, nhưng không khí rộn rã trên cầu trường, ngoài đường phố, tại các hàng quán, khách sạn, nơi du lịch, trạm xe buýt, nhà ga… cho thấy bóng đá vẫn là một phần hào hứng lớn lao trong đời sống của con người châu Âu. Ít nhất là Euro 2012 đã giải nguy được cho nền kinh tế của hai nước chủ nhà. Và có thề có hiệu quả phần nào tích cực lây lan qua những nền kinh tế khác.

Trong thời gian qua, người ta đặt vấn đề về sự tồn tại của một châu Âu hợp nhất, vấn đề đặt ra vì sự thất bại của eurozone trong việc đưa ra một đồng tiền chung cho 17 nước nhưng lại không chung lòng trong quản lý, điều hành, để xảy ra những lạm dụng. Euro 2012 cho thấy có những lý do chính đáng eurozone và EU phải tồn tại, và phải đứng chung với nhau để cho qua cuộc khủng hoảng lịch sử này. Đức Quốc và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm chủ nhật đã đồng ý ra tay cứu Tây Ban Nha, 100 tỷ euro để hồi sinh các ngân hàng Tây ban Nha đang hôn mê.

Người ta cứ hy vọng không khí hội hè của euro 2012 sẽ làm cho eurozone tìm được hơi sức mới đề vươn lên!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2022(Xem: 3111)
"Chẳng phải đến khi báo Tuổi trẻ ngày 24/2/2020 đăng bài "Người Việt kém văn minh trên mạng?", cùng chỉ số thật đáng xấu hổ, rằng "Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet", nhu cầu cần bàn bạc thẳng thắn về những cái xấu của người Việt mình mới được đặt ra."
16 Tháng Năm 2022(Xem: 3318)
"Từ sự kiện ngẫu nhiên nhưng gây ấn tượng vừa mạnh, vừa sâu như vừa biết, kẻ viết bài này chỉ muốn so sánh một chút giữa “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” với những gì đã xảy ra trên thực tế xoay quanh chuyện ông Chính và tùy tùng đến Washington D.C tuần trước..."
13 Tháng Năm 2022(Xem: 3128)
"Sau 2 năm dịch bệnh Covid 19, rất nhiều người từng nhiễm virus corona than phiền về hội chứng « Covid long » (Covid kéo dài) với hàng trăm triệu chứng rất khác nhau, từ đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tim mạch, máu huyết đến tiêu hóa, hô hấp, khả năng vận động, các vấn đề da liễu … "
09 Tháng Năm 2022(Xem: 3296)
"Từ ngàn xưa nước mắt luôn rơi xuống Hạt mưa sa đâu chảy ngược lên nguồn? Trên đường đời mẹ bao lần vấp ngã Có bao giờ con hỏi “Mẹ đau không ?"
26 Tháng Ba 2022(Xem: 3598)
"27 tháng 3 năm 2022 là 11 năm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời. Quang Du Ca làm bài nhạc Lìa Nhau vào mùa hè năm 1964, năm anh 20 tuổi. Năm 1964 là năm đất nước Miền Nam Việt Nam rối loạn : Tranh chấp tôn giáo, tranh chấp Bắc Nam, tranh chấp dân sự quân sự, tranh chấp đảng phái …"
17 Tháng Hai 2022(Xem: 4305)
"Thôi thế hôm nay xin giã biệt Bạn về với Chúa hưởng Hồng Ân ! Vui bước ra đi đừng nuối tiếc Cõi trần bạn cũng đã thành nhân."
06 Tháng Giêng 2022(Xem: 4054)
"Giáo sư luật Edward Foley thuộc Đại học bang Ohio đưa ra ý kiến: “Thực tế là Lời Nói dối Trắng trợn đã bắt rễ theo cách của nó, và nó đã trở nên mạnh hơn và tệ hơn trong 12 tháng qua, điều đó thậm chí còn nguy hiểm hơn chính sự kiện 6/1”."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 2179)
"Ông Putin có vẻ như đang tuyệt vọng, phải dùng đến những vốn liếng cuối cùng của mình; nghề bài bạc gọi là “đánh cạn láng.”
23 Tháng Năm 2018(Xem: 16343)
"Nhận định rằng bộ luật này "chứa đựng những điều khoản đi ngược lại với những cam kết của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã ký", thông cáo của Liên hiệp quốc giải thích những điều khiến họ quan ngại”
23 Tháng Năm 2018(Xem: 17910)
"Vụ án Vũ “nhôm” được xem là một đại án về tình trạng lũng đoạn của bộ máy nhà nước, liên quan đến rất nhiều người, trong đó có cả sự tiếp tay của Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, cho đến các quan chức lãnh đạo ở địa phương và báo chí."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468