Thân Phận Muỗi Mòng (Hoàng Ngọc Nguyên)

24 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 27368)
Thân Phận Muỗi Mòng (Hoàng Ngọc Nguyên)

THÂN PHẬN MUỖI MÒNG

Hoàng Ngọc Nguyên

 image001_264

 

Mỗi tuần, cứ vào hai ngày thứ năm, thứ sáu, báo chí thế nào cũng đưa tin về diễn tiến trên thị trường lao động, và trong 10 lần thì cầm chắc bảy lần là ngày cuối tuần sẽ kém vui. Thông thường thì tin về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng mới qua gần đây nhất, và dĩ nhiên, những con số cứ lẩn quần mãi ở mức 8.1%-8.2% thì làm sao người ta vui nổi. Hay báo cáo về con số người lần đầu tiên nộp đơn xin tiền thất nghiệp. Nếu nó có xuống được dưới 350.000, họa may mới thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Những con số không mấy sáng sủa này nói hết cái khó khăn hiện nay khi đang còn trong bóng tối của đường hầm,, và đương nhiên phác họa cái viễn ảnh “kinh hoàng” của người dân trong bốn tháng rưỡi còn lại trước khi có bầu cử tồng thống!

Quá trình hồi phục kinh tế kể từ khi suy thoái được xem là chấm dứt từ tháng sáu năm 2009, tức đã ba năm, xem ra còn rất chật vật, một phần vì đây là cơn suy thoái dữ dằn nhất trong cả ba thế hệ nay, và một phần là vì thời buổi ngày nay chẳng những chằng giống ai, đâu đâu cũng khủng hoảng, cuộc khủng hoảng nơi này cứ ghìm cuộc khủng hoảng nơi khác, rốt cuộc cứ năm này qua năm khác, chẳng cho ai thoát cả. Một lần nữa, tình hình này cho thấy rõ ràng, người ta cần có những hành động dứt khoát đề tạo công ăn việc làm và đặt nền tảng cho tăng trưởng kinh tế mạnh hơn, vững chắc hơn, bao quát hơn. Chẳng cần phải là người chuyên môn mới suy nghĩ như thế!

Điều gì đang cản trở cho kinh tế tăng trưởng và tạo ra công ăn việc làm? Điều dễ thấy và dễ nhất trí là thách đố trực tiềp, tức thì mà chúng ta đang phải đối đầu chính là mức cầu tiêu dùng từ người dân đang vì suy thoái mà mất mát tài sản đến cả 1/3 giá trị đang còn rất uế oải, kết quả hay hậu quả của một nạn suy thoái mất máu vừa qua. Đó là thách đố đầu tiên và nổi bật nhất phải giải quyết. Chúng ta cũng biết những khu vực bị thiệt hại nặng nhất về công ăn viễc làm, và không thề không bàn đến sự mất việc trong khu vực công, cấp liên bang cũng như tiểu bang, cùng sự suy yếu của kỹ nghệ xây dựng. Khi nhìn vấn đề một cách đơn giản và chính xác như vậy, chúng ta dễ thấy những biện pháp nào, công cụ nào sẵn có để chấn chỉnh tình thế. Tổng thống Obama trong ba năm qua, thực ra, chằng có phương thuốc gì mới. Toàn là thuốc “gia truyền của trường phái (John Maynard) Keynes “tân cổ điền” từ những năm 30– được gọi là “kích thích” (điện giật). Tức ứng tiền cho ngưòi ta chi tiêu để tạo mức cầu. Vế sau thu lại. Y khoa kinh tế tuy mang tiếng tiến bộ, xem chừng cách chữa trị thực chẳng có gì mới. Đầu óc con người không phát triển nhanh bằng sự “tiến hóa điên rồ, chóng mặt” của thế giới ngày nay.

Cách đây chín tháng, ông Obama đưa ra Đạo luật Công ăn Việc làm cho Người Mỹ (American Jobs Act), những nhà kinh tế độc lập thời đó nói, nếu ta còn nhớ, có thể tạo ra được 1.9 triệu công ăn việc làm. Bà con cô bác nên nhớ rằng dân số Mỹ hiện nay có khoảng 315 triệu người, tăng trưởng ở mức hàng năm là 1.2%. Mỗi năm, người già nhất trong độ tuồi lao động thì về hưu, đông đảo người trẻ đến tuổi đi làm hay muốn đi làm thì chen nhau bước vào thị trường lao động, số công ăn việc làm mới thuần (net) cần có thêm tính ra có đến cả 1.5 triệu người. Tình hình căng hơn, vì người già nay không dám nghỉ, người trẻ thì muốn đi làm sớm mà không còn ham đi học. Đúng là một thời thách đố!

Cái đạo luật khẩn trương này của ông Obama đã bị những người Cộng Hòa tại cả hai viện cười mũi và cứ đề cho nó “chương” lên. Không có họ hợp tác, làm sao thông qua được. Mà làm sao hợp tác cho được khi ông Obama cứ một hai đòi hủy bỏ hàng loạt biện pháp giảm thuế từ thời năm 2001 của cựu Tổng thống Bush nhằm khuyến khích, kích thích giới nhà giàu vốn không bao giờ đóng thuế thỏa đáng nhờ giỏi trốn thuế với hàng loạt khe hở trong chế độ thuế mà chính phủ của ngưòi giàu cố tạo ra để nâng đỡ. Trong năm không bầu cử, người ta còn không hợp tác với nhau. Trong năm bầu cử, người ta đương nhiên đánh nhau, phá nhau chết bỏ, còn lòng dạ nào dành cho hợp tác? Dĩ nhiên, đời nào cũng thế, ngao cò tranh nhau, ngư ông hưởng lợi. Dân Chủ và Cộng Hòa càng đánh nhau, mấy ông tư bản tài chánh làm bộ đứng giữa đứng ngoài vỗ tay cười khoái trá. Và đời nào cũng thế, trâu bò húc nhau, chỉ có ruồi muỗi chết. Ruồi muỗi đây là ai? Chính là những người “dân ngu khu đen”. Lời an ủi xem chừng không đủ sức thuyết phục: “Bà con rán chờ vài tháng nữa thôi! Tương lai huy hoàng, sáng rỡ trông thấy!”. Nhìn cái “cảnh tượng đêm nay” như thế ở bên nớ châu Âu, ai dám tin bên này nước Mỹ sáng nổi.

Điều đặc biệt trong nạn thất nghiệp hiện nay là ung nhọt nằm ngay trong khu vực công. Vì ngân sách chính quyền mọi cấp bị cắt giảm, thầy cô, cảnh sát, lính chữa lửa đều bị cắt. Khu vực tư nhân trong 27 tháng qua tạo được 4.3 triệu công ăn việc làm, nhưng trong khu vực công có đến 450.000 công việc bị mất. Ông Mitt Romney đã nói rõ: “Tôi chẳng thương tí nào!”. Khu vực xây dựng cũng thê thảm. Tính từ năm 2007 đến nay, cả hai triệu công việc xây dựng bị mất. Phía Cộng Hòa đã không ủng hộ chuyện thu dụng lại những công chức mất việc, cũng không tán đống những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, trước mắt là tạo việc làm cho công nhân xây dựng, và lâu dài là bảo trì hệ thống đường xá, cầu cống, kho bãi, sân bay… đang xuống cấp của nước Mỹ.

Tồng thống Obama cũng có nêu ra những biện pháp khác, như giàm thuế cho doanh nghiệp nhỏ để cho các công ty này có thể tăng mức lương hay mở thêm việc làm, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chủ nhà thương thảo lại hợp đồng vay tiền để mua nhà, cùng giúp cựu chiến binh kiếm việc làm. Cũng trong chương trình của ông, ông đưa ra một ngân sách cắt giàm thiếu hụt ở mức hơn 4.000 tỷ đô la trong thời gian 10 năm tới và tìm cách ồn định tỷ lệ công trái/GDP. Ông sẽ tìm cách đạt được sự cắt giảm thiếu hụt này nhưng vẫn tìm kinh phí đầu tư cho giáo dục, cơ sở hạ tầng và canh tân công nghệ. Và để có kinh phí cho ngân sách mà không tăng thiếu hụt, ông vẫn cứ đòi chấm dứt việc giảm thuế cho 1% những người có lợi tức cao nhất của ông Bush.

Như chúng ta đều biết, trọng điểm trong “phản đề nghị” của Cộng Hòa vẫn là cắt chi tiêu. Thứ hai, giàm thuế. Cắt chi tiêu là giảm thiếu hụt, nhưng làm hại đến mức độ tăng trưởng kinh tế vì đương nhiên nó làm giảm lợi tức người dân và làm giàm mức cầu. Giàm thuế thì chỉ có giúp các công ty và người giàu hưởng lợi khi tính thuế, vì họ trả thuế được ít hơn. Nhưng phải chăng nhờ thế mà người ta sẽ mướn thêm người và tăng sàn lượng. Số cầu đâu trên thị trường mà tăng sàn xuất, mà mướn thêm người? Người ta đã ước tính “toán học”: nếu bớt ngân sách 1.000 tỷ một năm ngay bây giờ, tổng sàn lượng sẽ giảm đến cả 5%! Có nghĩa cầm chắc chúng ta sẽ tăng trưởng… âm!

 Những người Cộng Hòa vì lối lý luận cãi chầy cãi cối này mà họ nhất quyết không nhúc nhích gì trước những biện pháp đề nghị để cho những ngưòi thất nghiệp có thề trở lại đi làm. Dĩ nhiên họ đang hỉ hả: họ đang chơi ông Obama đích đáng, đang chơi đảng Dân Chủ đích đáng! Trước mắt, họ chưa nhìn đến người dân họ đại diện. Có lẽ phài chờ ít nhất sau ngày họ tưởng sẽ ca khúc khải hoàn. Nhưng thực ra ai đang bị họ chơi? Hay chính là nguời dân đang bị bỏ rơi sống chết mặc bây, lá phiếu của bây ta bỏ túi!

 Nhưng công tử Mộ Dung Phục! Coi chừng sẽ có ngày ông sẽ phát điên dại như cuối chuyện Lục Mạch Thần Kiếm gậy ông đập lưng ông nhé! Vẫn còn quá sớm để xem ai sẽ là người “cuối cùng có thể cười”.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26426)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33405)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26212)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25976)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24520)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26985)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32089)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29829)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28806)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29602)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468