Giờ Phán Quyết Đã Đến! (Hoàng Ngọc Nguyên)

25 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 26696)
Giờ Phán Quyết Đã Đến! (Hoàng Ngọc Nguyên)

GIỜ PHÁN QUYẾT ĐÃ ĐẾN!

Hoàng Ngọc Nguyên

 

Hầu như chắc chắn trong tuần này sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra, và chắc chắn hơn nữa điều người ta bắt đầu mong đợi từ tuần này cuối cùng sẽ đến trong tuần tới: phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ về Luật Bảo vệ Bệnh nhân và Dịch vụ Y tế trong Khả năng Chi trả” (của người dân) (Patient Protection and Affordable Care Act – PPACA) - thường được người Cộng Hòa gọi là Obamacare với vẻ châm biếm, cho dù đó là một mục tiêu người Dân Chủ đã theo đuổi ít nhất là gần cả thế kỷ nay và người Cộng Hòa đã chống phá cũng gần cả thế kỷ qua. Luật này được Quốc Hội thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành vào ngày 23-3-2010, sau đúng 64 năm chờ đợi, mà hai nét chính yếu trong đó là nghĩa vụ của mọi công dân phải mua bảo hiểm y tế (insurance mandate) và sự mở rộng chương trình Medicaid để giúp những ngưòi không có khả năng thu nhập mua bảo hiểm thi hành được nghĩa vụ này, hay nói trắng ra cấp bảo hiểm y tế cho những ngưòi không có bảo hiểm. Ngay từ ngày đầu tiên, từ phía Cộng Hòa, người ta đã chen nhau đi kiện khắp nơi, đầu tiên là ở tiểu bang Florida – nơi oái oăm thay có không ít những người da đen, những người Latino không có bảo hiểm y tế phài sống nhờ vào các phòng cấp cứu của các bệnh viện. Từ phong trào phản kháng tố cáo luật này vi phạm Hiến Pháp khi xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh của ngưòi dân được mua hay không mua một món hàng trên thị trường, người ta đã dẫn nhau đến Tối cao Pháp viện xin phân xử phải quấy. Chín vị chánh án của tòa này trong năm ngày vào tháng ba đã có dịp mở những phiên điều trần để nghe bên nguyên bên bị giải bày lý lẽ của mình. Sau đó thì họ đã đóng cửa ngoại bất nhập nội bất xuất để quần thảo với nhau, với thông báo trước phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra nội trong tháng sáu này. Bởi vậy mới có chuyện chờ đợi sốt ruột khi tháng sáu đã bước vào 10 ngày cuối.

 Tối cao Pháp viện sẽ phán quyết thế nào đây, và với phán quyết này, tác động của nó sẽ như thế nào lên bốn tháng cuối cùng của cuộc vận động tranh cử tổng thống năm nay?

 Trong một xã hội mà người già ngưòi trẻ, ngưòi giàu người nghèo, người có bệnh ngưòi lành mạnh, nam cũng như nữ ai cũng có bảo hiểm sức khỏe cả thì đúng là một xã hội an lạc thiên đường đời vua Nghiêu vua Thuấn. Chính quyền có trách nhiệm trước toàn dân và với toàn dân đối với những nhu cầu giáo dục, y tế, xã hội của người dân… Đó là quan niệm về xã hội an lạc từ châu Âu là nơi có nhiều kinh nghiệm đấu tranh với sự thách đố của chủ nghĩa cộng sản từ thế kỷ 19 và nhất là trong thế kỷ 20. Xúc tiến một thứ “chủ nghĩa xã hội hiện thực” đế chống lại chủ nghia cộng sản, một thứ chủ nghĩa xã hội đấu tranh giai cấp hoang tưởng. Đối với luật y tế “của ông Obama”, trong cái ý buộc tất cả mọi ngưòi phải mua bảo hiểm cũng chính là một hướng hành động có tính cách ngưòi ta gọi là “chủ nghỉa xã hội”: tất cả mọi người trong xã hội cùng nhau chia sẻ gánh nặng y tế phải trả cho các công ty bảo hiểm. Nếu không bắt mọi người mua bảo hiểm, những người trẻ, lành mạnh, ít đau ốm sẽ không mua, dù có khả năng hay không có khả năng mua bảo hiểm. Những ngưòi có vấn đề về sức khỏe nhưng không có khả năng tài chánh cũng sẽ không mua mà ỷ lại vào phòng cấp cứu. Chi phí y tế vì thế ngày càng cao, rốt cuộc các công ty bảo hiểm trút cả lên đầu những người mua bảo hiểm. Tóm lại, chẳng thề lo cho người nghèo nếu cà xã hội không cùng góp sức vào. Chẳng thề cấp bảo hiểm y tế cho người không có bảo hiểm nếu những người có khả năng không góp sức vào một tí.

 Sự tranh chấp giữa những người Dân Chủ và Cộng Hòa trước những bài toán có tính cách xã hội là sự tranh cãi muôn thuở giữa “công lý xã hội” và “công bằng xã hội”, giữa chủ nghĩa cá nhân có tính bảo thủ và chủ nghĩa an lạc xã hội. Người Cộng Hòa có thề đồng ý “xã hội an lạc” như một phương tiện, người Dân Chủ xem đó như là một cứu cánh. Người Cộng Hòa đặt quyền tự do của cá nhân cao hơn trách nhiệm về xã hội an lạc, và cũng nhấn mạnh trách nhiệm của cá nhân đối với chính mình. Người Dân Chủ nhấn mạnh ở trách nhiệm cá nhân đối với việc xây dựng xã hội trong hướng an lạc và giảm thiểu bất bình đẳng. Đó là lý do vì sao người ta thấy người giàu ở châu Âu “khổ” hơn người giàu ở Mỹ, và người nghèo ở châu Âu “sướng” hơn ngưòi nghèo ở nước này. Sự tranh chấp về luật y tế chính là ở chỗ đó. Người Cộng Hòa vẫn quan niệm mỗi cá nhân phải tự lo lấy cho mình bảo hiềm y tế trong khi người Dân Chủ thì giống như là “mọi người vì mình, mình vì mọi người”. Bởi vậy, luận điềm “xâm phạm quyền tự do mua bán của ngưòi dân” khi bắt mọi người phải mua bảo hiểm đúng chỉ là một cái cớ đề bác bỏ chuyện mua bảo hiểm cho những người không có bào hiểm.

 Theo tin tức ghi nhận được hôm thứ tư, thăm dò những nhà quan sát pháp lý từng làm việc ngay tại Tối cao Pháp viện, chính phủ liên bang ắt phải thua keo này. Khoảng 38 người được xem là “chuyên gia” của Tòa án Tối cao nay tiên đoán tòa án này sẽ bỏ đi điều khoản nghĩa vụ cá nhân phải mua bảo hiểm. Trong số này, 11 người từng làm việc cho các chánh án “có truyền thống tự do, độc lập (thuộc đảng Dân Chủ)” là ông Stephen Breyer cùng ba bà Ruth Bader Ginsburg, Elena Kagan và Sonia Sotomayor; 18 người làm việc cho những chánh án khuynh hữu, là các ông Samuel Alito, John Roberts, Antonin Scalia, và Clarance Thomas và chín người làm việc cho ông Anthony Kennedy, một người được xem là ít nhiều thuộc “cánh giữa”. Để hiểu vì sao chính phủ liên bang “ắt phải thua keo này”, người ta cũng cần nhìn vào một thực tế có tính cách “truyền thống”, “lịch sử”: trong chín vị của chúng ta, có bốn vị được các tổng thống Dân Chủ bổ nhiệm, và năm người còn lại là được các tồng thống Cộng Hòa đưa lên, trong đó có ông chủ tịch John Roberts, cùng ông chánh án da đen Clarence Thomas nổi tiếng với mối hận thù người da đen (còn hơn cả người da trắng) và người Dân Chủ (còn hơn cả người Cộng Hòa). Những vị chánh án của Tối cao Pháp viện luôn luôn là những người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cây nao rào cây ấy”, “ăn của người thì phải phù hộ cho người”. Có thể nào họ bỏ phiếu khác đi được mà mong chuyện lạ? Nếu ai có mơ hồ điều này, cứ nhớ đến phán quyết 5-4 của Tối cao Pháp viện vào đầu năm 2010 cho phép sự hình thành của những “Siêu ủy ban hành động chính trị” (Super PAC) huy động và rót tiền vô tội vạ từ những thế lực ma quỷ để lũng đoạn các cuộc bầu cử dân chủ nhưng dân không còn làm chủ được nữa! Chẳng thế mà một ông chủ sòng bài ở Las Vegas tuần qua đã bỏ ra 10 triệu để nhờ ông Romney rửa hận cho giới tài phiệt cứ bị ông Obama làm khó dễ cứ đòi họ phải đóng thuế thêm cho dù ông Bush đã tha từ 10 năm trước (Đúng là Bush tha, Obama bắt)!

 Những nhà quan sát chính trị thì có cái nhìn thoáng hơn một tí vì họ cho rằng đây là một vấn đề quá tế nhị, quá lịch sử, nên không thể dựa trên “truyền thống”, “lịch sử”, “án lệ” mà tiên đoán một cách chắc chắn được. Những ông bà chánh án phài cực kỷ cân nhắc để tránh chuyện “ngàn năm bia miệng”. Người ta nêu lên bốn hướng giải quyết, nhưng chẳng ai nhất quyết được tòa án này sẽ đi vào hướng nào: (i) Giữ lại toàn bộ luật này; (ii) Hủy bỏ toàn bộ; (iii) Hủy bỏ mỗi một điều khoản nghĩa vụ cá nhân; va (iv) Hủy bỏ điều khoản nghĩa vụ cá nhân cùng một số thay đổi liên quan đến bào hiểm y tế.

Tòa án có thề hủy bỏ qui định giới hạn mức các công ty bào hiểm có thể tính cho người già nhiều hơn tính cho người trẻ, hay qui định bắt buộc các công ty bảo hiểm chấp nhận khách hàng bất kể tình trạng sức khỏe, bệnh tật của khách hàng. Các chánh án cũng có thể bỏ đi những khoản quan trọng trong luật trong đó có những trợ cấp tài chánh, trung bình được tính là gần $4.780 đề giúp những người có lợi tức thấp mua bảo hiểm nơi thị trường giao hoán bảo hiểm. Và một trong những mục tiêu bị bắn phá là kế hoạch mở rộng chương trình Medicaid của liên bang và tiểu bang giúp những ngưòi có bệnh, người nghèo, mua bảo hiểm. Chương trình này được tính sẽ bảo trợ thêm 17 triệu người, đây là đợt mở rộng lớn nhất kề từ khi Medicaid được Tổng thống Lyndon Baines Johnson đề xướng từ năm 1965, cúng thời với Medicare, sau khi ông đắc cử năm 1964.

 Quyết định của Tối cao Pháp viện, dù thế nào đi nữa, chắc chắn cũng sẽ gây ra những phàn ứng chính trị quyết liêt và dai dẳng từ phía này hay phía kia, và đương nhiên phải ảnh hưởng, tác dộng đến toàn bộ kết cấu y tế xã hội đang có hiện nay. Dù cho có sự tranh tụng mạnh mẽ từ hai năm qua về luật này, các công ty bảo hiểm cùng với giới nhà thương, bác sĩ… đã có nhiều biện pháp điều chỉnh, thích nghi đề áp dụng luật mới. Nay nếu luật này bị “cuốn theo chiều gió” hay bị sứt mẻ, người ta sẽ làm thế nào, cứ tiếp tục với những bước thích nghi đã làm, hay tìm cách tái điều chỉnh một lần nữa, nhưng điều chỉnh theo cái gì đây khi đàng Cộng Hòa chủ trương “repeal and replace” - bỏ và thay - nhưng thực sự lại chưa có trong đầu – nếu có đầu - phải thay thế bằng cái gì và phía Dân Chủ có cho phép hay không.

 Hàng triệu người đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng, ít ra có thể kể:

-Những người không có bảo hiểm y tế. Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính đến năm 2021, sẽ có ít nhất 39 triệu người không có bảo hiểm y tế nếu tòa án bỏ điều khoản bắt buộc mua bảo hiểm, tức tăng thêm 16 triệu so với con số có thể có nếu luật này được giữ nguyên.

- Những người hiện không được bảo hiểm trên thị trường tự do vì có bệnh khiến cho bảo hiểm từ chối hay tính phí cao hơn nhiều so với mức bình thường tính cho ngưòi lành mạnh. “Luật Obama” bắt bào hiểm phải nhận tất cả bất kể “tình hình bệnh đã có từ trước” (pre-existing conditions).

- Những ngưòi trẻ được hưởng bảo hiểm của cha mẹ bao giàn, cũng như những người bệnh nặng hiện chỉ có bảo hiềm giới hạn khiến cho họ bị nợ ngập đầu với những khoản chi y tế. Luật buộc các công ty y tế phải cho phép gia đình tiếp tục mua bảo hiểm cho con mình cho đến 26 tuổi. Các công ty bảo hiểm cũng không được đặt giới hạn tối đa về mức chi cho việc trị liệu của thân chủ của mình.

- Những người phải tìm bảo hiểm trên thị trường tự do. Theo tổ chức nghiên cứu RAND Corp., nếu Tối cao Pháp viện chỉ bỏ điều khoản bắt buộc mua bảo hiểm nhưng giữ lại tất cả, bảo phí sẽ tăng 2.4% ở mức trung bình/năm trong khoảng ba năm đầu tiên.

Trước mắt, chiến sự sẽ ác liệt. Đúng là “chiến dịch hè/thu đỏ lửa” trước khi bước vào cuộc bầu cử giữa mùa thu. Nếu Dân Chủ được xem như thắng lợi trong phán quyết này – đúng là phép lạ - thì cho dù những người Cộng Hòa vốn vẫn nói là tin ở Thượng Đế an bài mọi chuyện, họ sẽ lồng lên trong cuộc vận động tranh cử, làm những điều mà tờ Washington Post hôm thứ tư than phiến là “hạ cấp lan tràn” trong những cuộc tấn công nhằm vào ông Obama trên các mạng. Nếu Dân Chủ thua, họ lại được cái lợi thế là xuất hiện như kẻ cô thế, bị hiếp đáp trong mắt cử tri. Và người dân sẽ sốt ruột xem đảng Cộng Hòa sẽ có cái gì thay thế “Obamacare”, khi “Romneycare” một thời ở Massachusetts thì bị chính ông Romney phủ nhận. Nay ông nói cái gì thì cũng mấy ai tin ông thực bụng, và dù ông có thực bụng, làm sao ông làm được, và cho dù ông làm được, về sau ông lại phủ nhận thì sao!.

Về lâu dài, ở nước Mỹ, “vùng đất hứa” của người Mormon, vùng đất của những cơ hội của hàng chục triệu di dân mới hay còn tương đối mới, còn lâu mới xây dựng được “xã hội an lạc” một thời từng làm cho Tây Đức hãnh diện như một mẫu mực của châu Âu thời chiến tranh lạnh.

Có một giải pháp để tránh được cả chuyện trước mắt cũng như chuyện lâu dài, dù chỉ là giải pháp tạm thời, là Tốí cao Pháp viện treo bảng “miễn chiến bài”, không xét chuyện khiếu nại này vì luật chưa thi hành được trọn vẹn và chưa có ai đi kiện vì bị phạt thuế do không mua bảo hiểm (Phải chờ đến 2014).

Nhưng đó là một quyết định can đảm, phải xuất phát từ con tim và đầu óc vì dân, vì nước. Trong thời buổi chính trị phân đảng quá khích, cực đoan này ngay cả trong thời Nội Chiến 150 trước ngưòi ta cũng không thấy, chữ thịnh hành nhất là chữ “stupidity” thường được gán cho những nhà chính trị, sự mong đợi đó e quá đáng chăng? Không khéo ông Clarence Thomas lại cười cho!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26414)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33397)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26205)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25970)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24516)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26973)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32075)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29823)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28798)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29590)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468