Mắt Phật (Phạm Quốc Bảo)

24 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 27249)
Mắt Phật (Phạm Quốc Bảo)

Mắt Phật

 

Phạm Quốc Bảo

Sắc tức thị Không.
Không tức thị Sắc
” ( trích Tâm Kinh)


- Ồ. Duyên cớ nào ba chúng tôi lại được gặp anh ở đây nhỉ?

- Chúng ta tình cờ đều có mặt trong một buổi lễ cầu siêu cả.

- Sao anh biết vậy?

- Thì lúc nãy khi đến,tôi đã thấy ba anh cùng ngồi một dẫy phía trên. Tôi đến sau,ngồi hàng dưới cùng..

- Ba chúng tôi họ hàng thân quyến chung với bà T.. Còn anh?

- Ấy! Tôi đi đám khác: Trưa nay một lúc chùa cầu siêu cho cả ba vị khác nhau đều mới qua đời.

- Như thế thì quả thật là hôm nay chúng mình có duyên mà gặp đấy. Lâu quá, cũng phải vài năm rồi ba anh em chúng tôi mới được dịp gặp mặt lại anh.

- Đúng rồi. Hồi nhỏ chúng mình cùng học một vài lớp xen kẽ với nhau, lớn lên mỗi người một ngành nghề: Nguời vào lính sớm, kẻ công chức, nguời dạy học, kẻ buôn bán kinh doanh. Sau đó tổng động viên, cả lũ chúng ta lần lượt thành lính tráng cả..Các anh vốn là anh em con chú con bác với nhau thì dù bận bịu gì lắm, vẫn có cơ hội gặp nhau thường. Chứ tôi chỉ là kẻ học chung hồi nhỏ với các anh,thế mà nhẩm tính theo trí nhớ thì cứ cách vài năm mới lại có dịp gặp. Như vậy tôi đã là hữu duyên với quí anh trong kiếp này rồi.Quí anh cứ thử nghĩ xem:Năm 1975 xảy ra, bẵng đi cả trên chục năm, lớp chúng ta còn sống sót mà đuợc gặp lại ngòai này…Hồi tưởng thì thấy là không biết bao nhiêu bạn hữu chúng ta đã vắng mặt,vắng mặt vì chết trận,vì còn ở lại trong nước,vì chết bệnh,chết già..Quí anh thấy không: Ngay như chúng ta đây may mắn cùng tái định cư ở miền Nam Cali này, thế mà cũng cả năm may ra mới tình cờ được gặp nhau,tôi cho là vạn hạnh rồi. Phải không, ba anh?

- Quả vậy.Thật là “..Duyên may run rủi khách ba sinh...”(1)
- Hay “..Phong trần xuôi gặp bước lưu lạc..”(2)

 *

- Thế mùaVu Lan năm nay, anh đã đi dự ở chùa nào chưa?

- Lễ Vu Lan mỗi năm, nhất là mấy năm trở lại đây, càng lúc càng rộn ràng..

- Rộn ràng? Ý anh muốn nói là phần đông các chùa ở đây đua nhau phô trương hay sao?

- Nếu nội dung của rộn ràng chỉ với ý ấy thì phải nói là nhờ vậy mà thêm nhiều số lượng phật tử năng đến chùa trong dịp lễ hơn.Như vậy là phong trào tổ chức lễ Vu Lan càng lúc càng đáp ứng đúng với nhiệm vụ ‘hoằng giương đạo pháp’ đấy.

- Vâng..Nhưng riêng anh đi chùa nào?

- Vu Lan năm nay tôi không đến chùa nào trong vùng cả.

- Giả dụ nếu thuận tiện, thì anh thích đến chùa nào?

- Chùa này.

- Tại sao?

- Chùa này luôn luôn có được một bầu không gian sâu lắng,ứng hợp với tâm tính hiện giờ của tôi...

- Như vậy anh cho là chùa không nên phô trương náo nhiệt quá?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chùa thì không được náo nhiệt.

- Thế thì theo anh, chùa hiện diện có mục đích gì?

- Tôi vốn không có ý muốn định nghĩa cho chùa. Nhưng theo tôi, từ căn bản truyền thống của ý niệm cái chùa trong ngôi làng Việt Nam ta từ xưa đến nay thì chùa là một đơn vị sinh hoạt của dân làng:Chùa là nơi cung cấp thêm điều kiện sống cho những ai trong làng muốn chuyên chú vào việc tu tâm dưỡng tính.Ngòai đình miếu nhà thờ, thì Chùa cũng là nơi dân làng tụ tập vào những dịp lễ Tết..,mà đồng thời, sân chùa cũng sẵn sàng cho dân mượn để phơi thóc lúa khi cần đến, và chùa cũng là để trẻ trong làng tùy tiện đến chơi. Trong khi đó, người nhà chùa cũng vẫn hằng ngày sinh hoạt đồng ruộng vườn tược, như bất cứ ai đấy là dân sống trong làng vậy...

- Còn chùa hiện diện cụ thể ở cộng đồng chúng ta tại đây?

- Chẳng có gì sai khác so với nội dung ý nghĩa truyền thống.Nếu có chăng là khác ở cái hình thức sinh họat mà thôi. Nhưng đồng thời tôi còn thấy nếp sinh hoạt của xã hội ngòai này ( mà ngay ở trong nước bây giờ cũng không khác), là khiến hầu hết những ngôi chùa đang bị nghiêng nặng về hai yếu tố:Một là chiều hướng hoằng giương đạo pháp theo kiểu phát triển mạnh về hình thức hơn hẳn thực chất.Hai là vai trò chủ nhân địa ốc luôn luôn muốn lấn chiếm ngôi vị độc tôn quan trọng cho giới tu trì của chùa. Thậm chí, người ta thấy như chùa là một đơn vị kinh doanh về tôn giáo, hơn là nơi chú trọng về tu tâm dưỡng tính…

- Nghĩa là anh muốn chê trách?

- Xin phép.Ở đây chúng ta không chủ ý đặt vấn đề phê phán, mà chỉ là nhận định cho chính danh bắt nguồn từ hình thức sinh họat cụ thể: Trên mặt phát triển sức sống, hiện tượng tôi vừa đưa ra để có nhận xét nêu trên, chỉ với mục đích đặt ra vấn đề thử thách và điều chỉnh.Biết đâu vẫn sống trong hình thức kinh doanh như vậy mà các vị tu hành lại có thể thực chứng được, nếu quả thật như vậy thì lại càng đáng kính phục hơn nữa. Chứ sao!

- Anh dựa vào đâu để có nhận định như thế?

- Xã hội Hoa Kỳ hiện nay đang áp dụng chế độ trợ cấp xã hội kết hợp mật thiết với sức phát triển và tồn tại của các hệ thống thực thi tôn giáo:Chẳng hạn như giáo hội Ky -Tô giáo với hệ thống họat động thiện nguyện USCC, Tin Lành với những chương trình như the World Relief, the Lutheran Immigration & Refugee Services, trong kế họach tái định cư người tỵ nạn, mà người gốc Việt chúng ta đến đây trong thời gian trên ba mươi năm vừa qua đều đã được những cơ quan này bảo trợ ở bước ban đầu.

 *

- Xin lỗi. Có thể cho tôi đổi đề tài một chút chăng?

- Anh cứ tự nhiên.Chúng ta nhân gặp gỡ mà bàn luận trao đổi với nhau, tuỳ hứng mà.

- Vâng. Cảm ơn anh cho phép bầy tỏ.Tôi muốn nói đến chuyện thời sự…Nhưng anh có thong thả thì giờ không đấy?

- Lâu chẳng được hàn huyên với ba anh. Với lại mình vừa làm lễ xong, đang đợi chờ để được dùng cơm chay với nhau...

- Tôi sốt nóng với những tin thời sự nóng hổi, muốn chia xẻ với các anh đây?

- Anh cứ việc…

- Thứ nhất là độ gần tháng nay, dân cư Hồi giáo ở New York vận động xây một ngôi đền gần khu Ground Zero, đã khiến bùng lên phong trào chống đối; và ngay sau đó, ông Terry Jones, một mục sư Tin Lành ở Florida, tuyên bố là ông ấy dự tính sẽ đốt một cuốn kinh Koran( QuRan) vào đúng ngày 11 tháng Chín năm nay(2010), nhân kỷ niệm 9 năm bọn khủng bố quốc tế tấn công Tháp Đôi, người ta quen gọi đây là vụ 911 năm 2001.Thế là tại Hoa Kỳ lẫn khắp nơi trên thế giới cứ vậy ồn lên,cả bênh lẫn chống lời tuyên bố này, đều gay gắt.Và vào thứ Năm, ngày mùng 9 tháng Chín tuần này, trong buổi gặp gỡ hòa giải với một giáo sĩ Hồi giáo, mục sư Jones chính thức bầy tỏ là sẽ ngưng ý định mà ông vừa đề xướng lên ở vài tuần trước đó. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình bạo động cứ tiếp tục diễn ra ở Afghanistan, Ấn Độ và Bangladesh…Các anh nhận xét thế nào?

- Cá nhân tôi thấy thái độ của ông mục sư Tin Lành này tiêu biểu cho cách ứng xử linh động và sáng suốt điều chỉnh của người dân Mỹ.

- Anh nói về cách ứng xử của người Mỹ, khiến tôi muốn bổ túc thêm một tin mới nhất: Thứ Tư, 22 tháng Chín 2010,uỷ ban Nhân quyền của quận hạt này(Orange County Human Rights Commission) công bố bản thống kê về tội ác của hành động biểu lộ lòng thù hận (hate crimes) năm 2009 tại địa phận này nói chung có giảm so với các năm 2004, 2005, 2007 và nhất là so với năm 2006; nhưng phân tích vào chi tiết thì người da đen vẫn là mục tiêu bị tấn công nhiều nhất, dù số lượng có giảm so với năm 2008(16 vụ so với 23 vụ), nạn nhân gốc Á Châu vẫn ít nhất, tuy nhiên nạn nhân thuộc hai cộng đồng Do Thái và Hồi Giáo thì lại rõ rệt tăng mạnh…

- Các anh thấy đó: Trong khi đa số các quốc gia trên thế giới đang hết sức lưu tâm tới vấn đề đối phó với cuộc chiến tranh chống khủng bố,ngành truyền thông Hoa kỳ vẫn điềm nhiên loan tin trung thực những thống kê thực hiện hằng năm.Tôi nghĩ rằng ở một xã hội có nếp sinh hoạt tự do-dân chủ áp dụng lâu đời như tại đây thì mới tương đối ( tôi xin nhấn mạnh là tương đối) đủ mức độ tự tin để có thể loan báo như vậy mà không gì e ngại đến mức an tòan trong đời sống hằng ngày của dân cư.

- Tôi lại thấy rằng với lịch sử chiến tranh tôn giáo của lòai nguời, ưu thế của phương tiện truyền thông tân tiến ngày nay đang được nỗ lực thực hiện một cách hữu hiệu ở chỗ nó giúp cho chúng ta luôn luôn mở rộng tầm kiến thức khách quan. Nó giải toả dần đi mức độ giáo dân các tôn giáo hành động quá khích và suy nghĩ một chiều trong đời sống tôn giáo của con người. Nó thúc đẩy để có thể giảm thiểu dần đi những giáo luật không còn phù hợp đối với thời đại tiến bộ ngày nay của mọi tôn giáo,đem những giáo đồ khác nhau ở các khu vực dân cư và ở các xã hội khác nhau xích lại gần nhau hơn, dễ chấp nhận sống cạnh nhau hơn. Và như vậy điều kiện sinh sống cởi mở nhanh như vậy sẽ tạo cơ hội cho con nguời ta vốn khác biệt với nhau( trên mọi phương diện về tôn giáo, về màu da, về chủng tộc, về giới tính ...)mà vẫn có thể an tòan sống chung với nhau, trong đời sống nhân quần dần tiến tới mức hòan tòan bình đẳng thực sự hơn.

- Đúng vậy! Tôi cho đây là một hiện tượng tiến bộ xã hội, một thử thách nhằm thúc đẩy con người sống trong xã hội là phải nỗ lực liên tục cụ thể hóa được ý nghĩa‘sống chung hòa bình’mà lâu nay người đề cập tới và cố gắng đạt tới. Hiện tượng này rõ rệt được đẩy mạnh nhờ hệ thống Internet tòan cầu hóa.Nhưng trên thực tế áp dụng thì còn cần rất nhiều ở thái độ can đảm liên tục điều chỉnh để vượt thắng được chính mình, từ các cá nhân đến gia đình và xã hội …

 

*

Bốn ông bạn cùng đứng dậy khỏi bàn ăn và bước ra khỏi trai phòng.

- Trước khi ra về, chắc chúng ta cũng nên đến lạy Phật một lần nữa chăng?

- Kia kìa, bức tượng Phật, với hình dạng thế kia, thì tôi nghĩ là được thỉnh từ Thái Lan hay Tích Lan gì đây. Các anh có thấy như vậy không?

Bốn người lần lượt tới trước tượng Phật chắp tay, miệng lâm râm không thành tiếng, giữa hai lần vái lạy.

- Tôi mạn phép tò mò hỏi quí anh ý tưởng này nhá: Chúng ta vừa vái lạy Phật.Vậy chứ quí anh có thấy tượng Phật đang nhìn chúng ta theo cách thế nào?

- Tôi thấy mắt ngài nhìn xuống tôi.Ngài đang rủ lòng thương, vì tôi còn đang mê muội, hẹp hòi…

- Tôi thì tôi nhận ra từ ánh mắt của ngài dường như ngầm ý bảo là tôi hãy nhìn lên:Có khoảng trời xanh bao la ngay đằng sau đầu ngài đấy. Một bầu trời khỏang khóat dễ nâng tâm hồn mình lên với miền cao xa, những khát vọng hướng thiện...

- Còn tôi lại nhìn ngang, mắt tôi chạm vào mắt tượng. Tôi cho rằng trước khi ngài thành Phật, ngài vốn là một con người. Ngài quả thật đã trải nghiệm trong đời sống của một con người bình thường, trước khi nỗ lực tu hành thành Phật. Như chúng ta đang sống đây. Ngài chỉ khác tất cả chúng ta ở chỗ ngài đã chứng đắc thành công khi tìm thấy một triết lý sống ‘người nhất’.Ngài đã sống theo triết lý ấy, và ngài đã dạy chúng ta triết lý ấy.Và trên 25 thế kỷ đã qua rồi mà chưa có ai đó tìm ra thêm một triết lý sống nào khác khả dĩ thay thế được.


 *

- Thế còn ý kiến của anh?

- Ba người cùng đi, tất phải có một người là thầy tôi.“ Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư ”(3).Ở đây, ý kiến của quí anh đều đáng cho tôi học hỏi một cách trân trọng, làm phong phú hiểu biết của tôi.

- Ba chúng tôi vốn là anh em nội ngọai của nhau, thường gặp nhau trao đổi nhưng luôn luôn bầy tỏ những ý kiến khác biệt nhau, thậm chí đôi khi còn ‘chõi’ nhau nữa.May mà hôm nay có thêm anh, người thứ tư, lại là bạn hữu lâu lâu mới có dịp gặp. Nếu thêm được ý kiến nào mới ắt phải thú vị hơn chứ.

- Xin lỗi quí anh nhá. Thường ra bây giờ thì“ Tứ nhân đồng hành, tất hữu loạn ngữ!”Đây là sự thật ngòai đời hiện nay, quí anh cũng thừa biết rồi đấy: Chúng ta chỉ cần hai người ngồi với nhau là có thể cãi cọ lọan cả lên rồi!
- Nhưng tôi vẫn muốn nghe thêm ý kiến của anh nữa. Để xem mức phổ biến của hình tượng Phật được phong phú đến cỡ nào.Chứ còn 'lọan' thì vốn đã lọan rồi! Và mình có bị lọan hay không mới là điều đáng bàn, anh ạ.

- Đúng vậy. Cho nên tôi lúc nào cũng quan niệm: “Bao nhiêu người đi trên đường đời mà tôi gặp thì bấy nhiêu người đều là thầy của tôi cả ”!

- Anh có thể giải thích thêm cho tôi hiểu được chăng?

- Đã nói đến học hỏi, theo tôi, tốt xấu, hay dở gì chúng ta cũng đều được học hỏi hết: Tốt thì ta học để cố gắng noi theo. Còn nếu với mình không phù hợp thì cũng đáng cho ta biết để mà tìm cách tránh. Nghĩa là, trước hết chúng ta cần phải cởi mở tối đa đã....

- Cởi mở? Thì đã đành rồi. Nhưng trong đời sống tương đối của chúng ta, bắt buộc chúng ta phải biết đến biện biệt mà phân biệt...

- Nếu quí anh cho phép. Phải nói thế nào nhỉ…Riêng tôi lại thấy cái rốn của pho tượng Phật ‘bụng phệ’này xem ra muốn diễn tả rằng cái ăn-uống, ở cả phương diện vật chất lẫn tâm thần, đều khiến cho chúng ta phải đặt lên hàng quan trọng cho sự sống. Mà hiện nay đa số con người ta đang bị ‘bội thực’: Ở các xứ tân tiến, thực phẩm quá dư thừa thì nẩy sinh ra chứng mập phì; trong khi ở các nước khác thì đa số dân bị nghèo đói lại cũng bị 'bội thực' vì mơ ước suốt đời no cơm ấm áo mà không xong! Cho nên người ta phải biết điều chỉnh lại cái hệ thống xã hội lòai người hiện nay đang quá thiên về phía tiêu thụ làm chính. Nếu trước kia có khuynh hướng coi nhẹ vấn đề vật chất, thực phẩm thì người ta bảo “Mắt là cửa sổ của tâm hồn” vì mắt Phật biểu hiện trí huệ. Còn hiện nay từ nhận thức mà thấy rằng phong trào hoằnh giương Đạo Pháp bằng hình thức phát triển chùa chiền đang biến các vị trụ trì thành những chủ nhân địa ốc, các vị ấy chỉ suốt ngày cứ phải lo cho đủ sở hụi nợ nhà băng hằng tháng, thì xem ra cái rốn của Phật quan trọng hơn mắt Phật sao?
- Ồ..Thế thì anh thấy xã hội ở trong nước và cả ở ngòai này đang muốn biến người dân thành lọai người như thế nào?
- Xã hội trong nước đang biến dân thành bọn vô nhân, còn xã hội tây phương đang biến chúng ta thành người máy!

- Đây là anh muốn bàn về phương diện nhận thức?
- Phải.
- Thế trên phương diện truyền thống dân tộc tính thì dân Trung Hoa thờ vị Phật nào làm chính?

- Phật Di Lặc.
- Tại sao lại là Phật Di Lặc?
- Vì người Trung Hoa vốn coi trọng kinh doanh trong cuộc sống nên dân xứ này đã dùng hình tượng Phật Di Lặc mà phổ biến thành Ông Địa được thờ cúng rộng rãi trong dân gian.
- Còn Việt Nam ta thì coi trọng hình tượng nào của Phật giáo?
- Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài có tôn chỉ rằng thế gian bao giờ còn khổ ải thì nguyện không thành Phật. Đây là hình tượng đại biểu cho tính chất kiên cường của dân Việt, mà cũng thể hiện được nội dung từ những chuyện cổ tích như Quan Âm Thị Kính, như Lưu Bình-Dương Lễ...trong dân gian.
- Nhưng ở đời sống con người hiện giờ... 
- Những phát minh và ứng dụng của khoa học-kỹ thuật ngày nay vào lãnh vực truyền thông thì nhờ vào mạng lưới Internet, người ta tiếp nhận quá nhiều thông tin mọi thứ mà từ đó dễ gây ra tình trạng hỗn lọan trong nhận thức.Vấn đề được đặt ra ở đây là phải có chủ tâm chủ ý trước rồi khách quan biết lọc lựa mà tiếp nhận sau. Có như vậy, nguồn thông tin mới thực hiện cụ thể đuợc mức độ trung thực đúng nghĩa và được sử dụng hữu hiệu cho cuộc sống. Nghĩa là cái tâm vẫn phải là trung tâm điểm nhận thức.

- Anh đang nói về cái rốn và cái bụng phệ mà...
- Vâng..Cho nên mặc dù cái rốn và cái bụng phệ của tượng Phật A Di Đà theo tôi hiểu thì nguyên nội dung là ứng hợp với nụ cười sảng khóai hài hòa của ngài. Hình ảnh tổng hợp này là biểu tượng cho sự hiểu biết cùng công phu thực hành đạo lý làm người mà Đức Phật muốn trao gửi cho chúng ta, những cá nhân còn đang sinh sống ở thế gian này. Từ liên tưởng ấy, tôi thấy cái rốn của pho tượng Phật này quyến rũ và thu hút cái nhìn của tôi. Và tôi chợt thấy tựa như nó cũng là một thứ
“mắt Phật” thứ hai vậy!

Cả bốn người vùng lên cười ha hả.

* Phạm Quốc Bảo.

Chú thích:
(1)Câu thứ tư (tức câu thứ nhì của cặp Thực) trong bài thơ đường luật có tên là “ Kiều đi chơi Thanh Minh”, của Chu Mạnh Trinh(1862- 1905). Tòan bài như sau:

“ Ngày xuân ai khéo vẽ nên tranh

Nô nức đua nhau hội Đạp Thanh

Phận bạc ngậm ngùi người chín suối

Duyên may run rủi khách ba sinh

Dưới hoa nép mặt gương lồng bóng

Ngàn liễu giong cương sóng gợn tình

Man mác vì ai thêm nghìn nỗi

Đường về chiêng đã gác chênh chênh


(2) trong bài liên hòan “ Thăm Mả cũ bên đường” của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ( 1889- 1939).
Tòan bài như sau:

“ Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà

Đường xa người vắng bóng chiều tà

Một dãy lau cao làn gió chạy

Mấy cây thưa lá sắc vàng pha

 

Ngòai xe trơ một nấm đất đỏ

Hang hốc đùn lên đám cỏ gà

Người nằm dưới mả ai ai đó

Biết có quê đây hay vùng xa?

 

Hay là thuở trước kẻ binh đao

Hám đạn liều tên quyết mũi dao

Cửa nhà xa cách vợ con khuất

Da ngựa bọc thây thay chiến bào?

 

Hay là thuở trước kẻ văn chương
Chen hội công danh nhỡ lạc đường

Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương?

Hay là thửa trước khách hồng nhan

Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen

Phong trần xuôi gặp bước lưu lạc

Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn?

Hay là thửa trứơc khách phong lưu

Vợ con đàn hạc đề huề theo

Quan san cách trở đường đi khó

Ma thiêng nước độc phong sương nhiều?

 

Hay là thuở trước bậc tài danh

Đôi đôi lứa lứa cũng linh tinh

Giận duyên tủi phận hờn ân ái

Đất khách đành chôn một khối tình?


Suối vàng sâu thẳm biết là ai

Mả cũ không ai kẻ đóai hòai

Trải bao ngày tháng trơ trơ đó

Mưa dầu nắng dãi trăng mờ soi

 

Ấy thực quê hương con người ta

Dặn bảo trên đường những khách qua

Có tiếng khóc oe thời có đấy

Trăm năm ai lại biết ai mà!


(3) Một câu trong Tứ Thư & Ngũ Kinh, Khổng học.
Hình: Phật Di Lạc ( Photo by TRIẾT TRẦN )

(Trích từ Tuyển tập Nhục Vinh của Phạm Quốc Bảo, dự trù xuất bản vào Tháng Bảy, 2012)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2022(Xem: 3106)
"Chẳng phải đến khi báo Tuổi trẻ ngày 24/2/2020 đăng bài "Người Việt kém văn minh trên mạng?", cùng chỉ số thật đáng xấu hổ, rằng "Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet", nhu cầu cần bàn bạc thẳng thắn về những cái xấu của người Việt mình mới được đặt ra."
16 Tháng Năm 2022(Xem: 3316)
"Từ sự kiện ngẫu nhiên nhưng gây ấn tượng vừa mạnh, vừa sâu như vừa biết, kẻ viết bài này chỉ muốn so sánh một chút giữa “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu!” với những gì đã xảy ra trên thực tế xoay quanh chuyện ông Chính và tùy tùng đến Washington D.C tuần trước..."
13 Tháng Năm 2022(Xem: 3121)
"Sau 2 năm dịch bệnh Covid 19, rất nhiều người từng nhiễm virus corona than phiền về hội chứng « Covid long » (Covid kéo dài) với hàng trăm triệu chứng rất khác nhau, từ đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tim mạch, máu huyết đến tiêu hóa, hô hấp, khả năng vận động, các vấn đề da liễu … "
09 Tháng Năm 2022(Xem: 3286)
"Từ ngàn xưa nước mắt luôn rơi xuống Hạt mưa sa đâu chảy ngược lên nguồn? Trên đường đời mẹ bao lần vấp ngã Có bao giờ con hỏi “Mẹ đau không ?"
26 Tháng Ba 2022(Xem: 3594)
"27 tháng 3 năm 2022 là 11 năm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời. Quang Du Ca làm bài nhạc Lìa Nhau vào mùa hè năm 1964, năm anh 20 tuổi. Năm 1964 là năm đất nước Miền Nam Việt Nam rối loạn : Tranh chấp tôn giáo, tranh chấp Bắc Nam, tranh chấp dân sự quân sự, tranh chấp đảng phái …"
17 Tháng Hai 2022(Xem: 4302)
"Thôi thế hôm nay xin giã biệt Bạn về với Chúa hưởng Hồng Ân ! Vui bước ra đi đừng nuối tiếc Cõi trần bạn cũng đã thành nhân."
06 Tháng Giêng 2022(Xem: 4050)
"Giáo sư luật Edward Foley thuộc Đại học bang Ohio đưa ra ý kiến: “Thực tế là Lời Nói dối Trắng trợn đã bắt rễ theo cách của nó, và nó đã trở nên mạnh hơn và tệ hơn trong 12 tháng qua, điều đó thậm chí còn nguy hiểm hơn chính sự kiện 6/1”."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 2177)
"Ông Putin có vẻ như đang tuyệt vọng, phải dùng đến những vốn liếng cuối cùng của mình; nghề bài bạc gọi là “đánh cạn láng.”
23 Tháng Năm 2018(Xem: 16336)
"Nhận định rằng bộ luật này "chứa đựng những điều khoản đi ngược lại với những cam kết của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã ký", thông cáo của Liên hiệp quốc giải thích những điều khiến họ quan ngại”
23 Tháng Năm 2018(Xem: 17907)
"Vụ án Vũ “nhôm” được xem là một đại án về tình trạng lũng đoạn của bộ máy nhà nước, liên quan đến rất nhiều người, trong đó có cả sự tiếp tay của Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, cho đến các quan chức lãnh đạo ở địa phương và báo chí."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468