Tiền Kiếp, Hậu Vận, Sau 2 Kỳ ĐH (Hoàng Ngọc Nguyên)

06 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 22352)
Tiền Kiếp, Hậu Vận, Sau 2 Kỳ ĐH (Hoàng Ngọc Nguyên)

TIỀN KIẾP, HẬU VẬN, SAU HAI KỲ ĐẠI HỘI

Hoàng Ngọc Nguyên

 

Nói như người Cộng Hòa bảo thủ xã hội chính thống, việc gì trên đời này cũng có bàn tay của Thượng Đế (God Almighty) sắp xếp, an bài. Đó là cách nhận thức sự việc, giải thích sự kiện, chấp nhận sự đời. Chằng phải tự nhiên mà đảng Cộng Hòa tổ chức đại hội trước, đảng Dân Chủ tổ chức đại hội sau. Đại hội đàng Cộng Hòa (nhóm tại thành phố Tampa, Florida, tuần trước) được tồ chức trước là đề cho người ta thấy được cái hậu vận, bốn năm tới đây, của người dân nước Mỹ - một thời thái bình thịnh trị với cả 12 triệu công ăn việc làm mới được mở ra (không lẽ tỷ lệ thất nghiệp xuống số không?), nước Mỹ không những tự túc được năng lượng mà còn dư xài đem cho nơi này, nơi khác (viện trợ cho cả Ghana, quê nội của "cựu" tồng thống Mỹ Barack Obama). Một nước Mỹ "vĩ đại trở lại" (great again!), để lãnh đạo thế giới - giấc mơ thống lĩnh quần hùng hậu chiến tranh lạnh của đảng Cộng Hòa tưởng đã tan tành thành mây khói vì ông George W. Bush bất cẩn nay lại bừng lên mạnh mẽ hơn bao gìờ hết. Nay Mỹ ngó qua bờ Thái Bình: cự Bắc Kinh, khuất Bình Nhưỡng; nhìn xuống Nam Á và Trung Đông: dẹp Taliban, đánh đế chế Cách mạng Hồi giáo tồn tại 40 năm ở Tehran làm cho người ta càng thêm hãi hai chữ "cách mạng"; nhìn qua Đại Tây Dương: Điện Cẩm Linh run sợ vì uy lực mới của nước Mỹ... Có lẻ chỉ còn ông Tồng thống Venezuela Hugo Chavez và Tồng thống Ecuador Rafael Vicente Correa là vẫn bất trị - đúng là điếc không sợ súng!

 Đảng Dân Chủ tổ chức đại hội sau đề cho ngưòi dân Mỹ thấy được cái "tiền vận" của mình, đề có thề so sánh giữa cái đời trước đời sau này, đời nào tốt hơn. Bởi thế trong cả tuần nay phía Cộng Hòa liên tục nhắc lui nhắc tới câu hỏi: :"Are we better off today than four years ago", không chỉ cho cử tri Mỹ nhìn lại để thấy, mà chủ yếu có ý thách thức Tổng thống đương nhiệm và đảng Dân Chủ "cầm quyền" (nhưng không có quyền trong bốn năm qua). Năm 1980, khi ra tranh cử chống Tổng thống Jimmy Carter đương nhiệm, ông Ronald Reagan đặt ra một câu hỏi đúng như thế, ông Carter ú ớ, lầm bầm trong miệng vì cả trăm người Mỹ đang bị Giáo chủ Khomeini ở Iran bắt làm con tin, và kinh tế đang ở trong giai đoạn giống như bốn năm trước đây, trong thời tranh cử năm 2008, nhưng ông Obama không thể hỏi ông John McCain câu đó được vì ông McCain sẽ nói "Lỗi không tại tôi!". Liệu ông Obama hiện nay có phải loanh quanh khi phải trả lời câu hỏi đó, và người ta cứ đưa ra tỷ lệ thất nghiệp vào tháng bảy là 8.3% để uy hiếp tinh thần ông Obama. Phải đến cuối tuần nay người ta mới rõ tỷ lệ thất nghiệp trong tháng tám, tốt nhất có thể vẫn như cũ, xấu nhất là tăng thêm 1 điểm bách phân. 

 Có thể ông trời muốn cử tri sau khi thấy được cái hậu vận của mình rồi, sau đó ngao ngán khi nhìn lại bốn năm đã qua và có thể lo sợ sự tiếp diễn của một cơn ác mộng, đương nhiên họ sẽ đùng đùng chạy theo ông Romney và hô to "Mitt is the Man!". Ông đúng là "đấng cứu thế!".

 Chỉ có điều, chưa chắc người ta nhìn lên màn hình sân khấu chính trị và dễ tin đó là sự thật hay chỉ là "Mirage de la vie". Tình hình chính trị hiện nay đang cực kỳ phân hóa, căng thẳng. Có nghĩa là Dân Chủ là Dân Chủ, Cộng Hòa là Cộng Hòa. Khó tìm ra một người Dân Chủ nào không bịt tai khi nghe người Cộng Hòa nói, và cũng chẳng có người Cộng Hòa nào để tâm xem người Dân Chủ nói cái gì. Người độc lập có thề đỡ hơn về mặt này, cho dù họ có nghiêng vế bên nay hay bên nọ, nhưng vẫn tò mò đề đi tìm một sự lựa chọn dứt khoát - dù có thể chỉ có tính tạm thời. Thế nhưng người Dân Chủ hay người Cộng Hòa chẳng phài quá dễ tính với người của mình. Như trong đàng Dân Chủ, từ trái qua đến giữa và đi về phía hữu một tí, người ta vẫn nguýt, háy nhau. Ông Obama bị mỏi nhừ là vì ông chỉ có hai cánh tay mà như bị phân thây bởi bao nhiêu phía trong đảng đang kéo trì ông đến với họ. Đảng Cộng Hoa đơn giản hơn. Họ không có cánh "Tự Do" cấp tiến (liberal). Không có tả. Họ có từ giữa và đi qua phía phài, mức độ bảo thủ khuynh hữu càng lúc càng tăng. Cho đến mức cực đoan, người ta vẫn gọi là "bảo thủ tài chánh" và "bảo thủ xã hội", có thề tóm tắt là phong trào Trà Đảng (tea party), môt nhánh không nắm da số trong đảng Cộng Hòa, nhưng uy thế xem chừng áp đảo, lấn lướt nhờ cuôc vận động quyết liệt, mạnh mẽ trong đảng từ năm 2009 đến nay.

 Sở dĩ người ta - ngay chính những người Cộng Hòa thuần thành - đặt dấu hỏi, lo ngại, phân vân về cái tiền vận được vẽ vời này là vì hai lý do chính: đảng Cộng Hòa không còn là đảng Cộng Hòa nữa và ông Mitt Romney vẫn đúng là ông Mitt Romney - chẳng thay đổi gì cả.

 Một điều người ta muốn kiểm chứng từ trước ngày đại hội, nay đã là sự thật: đảng Cộng Hòa hiện nay hoàn toàn bị phong trào Tea Party thao túng, cho dù họ vẫn chỉ là một thành phần thiểu số chưa được 30% trong đảng. Nhiều tác giả đã lên tiếng sau khi giật mình trước cương lĩnh của đại hội kỳ này: đàng Cộng Hòa ngưòi ta từng biết còn đâu, “một đảng theo chủ truơng bảo thủ với những nét thu hút nhất: khôn ngoan, cẩn trọng, có một ý thức rõ rệt là thay đổi phải từ từ” – như lời than của tác già E.J. Dionne trên tờ Washington Post. Tác giả Thomas Friedman trên tờ New York Times đã đặt câu hỏi “Đảng Cộng Hòa đâu rồi”, khi nhận định rằng đảng này không còn là một đảng bảo thủ nữa trong tay những ngưòi lãnh đạo già dặn, có uy trong đảng. Nay đảng thuộc về một số dân biểu và thượng nghị sĩ cổ vũ cho chủ trưong “bảo thù tài chánh” và “bào thù xã hội” của tea party: nhất quyết thu nhỏ lại chính quyến liên bang (cho người dân hết trông mong, ảo tưởng); cắt giàm thuế chủ yếu làm lợi cho gìới doanh nghiệp và thành phần có lợi tức cao (quyền lợi giai cấp); cắt giảm công chi liên bang (mục đích để khỏi tăng thuế và làm cho giới trung lưu và lao động lệ thuộc vào doanh nghiệp hơn là nhà nước), thăng bằng ngân sách, giàm thiếu hụt và nợ của nhà nước liên bang; hạn chế sự kiềm soát, giám sát của chính phủ đối với giới kinh doanh (để cho doanh nghiệp tự do hơn, cho dù đó là tự do đề làm bậy); và tư nhân hóa những chương trình về quyền phúc lợi (entitlement programs), để làm giàm gánh nặng của chính phủ, và tăng ý thức vế thân phận của mình nơi người thụ hưởng …

 Không phê bình về cái “đạo lý” của chính sách này, ngưòi ta có lý lo ngại một sự tê liệt đang chờ đợi trước mắt vì ba lý do chính: thứ nhất, nếu ông Romney đắc cử, đảng Cộng Hòa trong bốn năm qua chỉ chuyên làm chuyện “tiêu cực” chống phá, nay họ làm nổi chuyện tích cực, xây dựng hay chăng; thứ hai, làm sao đảng Dân Chủ có thể cho họ rảnh tay tiến hành một chương trình hành động có tính “phản đông” như thế, và; thứ ba, nếu ông Romney thất cử, đảng Cộng Hòa lại quay về làm “giặc”, làm sao đất nước này yên được?

Còn ông Romney, người ta thấy gì ở ông qua đại hội này? Nghe lời của nhiều cố vấn, ông đã hết sức tỏ ra một con người biết tâm sự cởi mở chuyện riêng tư để cho quần chúng cử tri không thấy xa lạ và hồ nghi về ông nữa. Con trai ông ngọng nghịu lên tiếng bằng tiếng Tây Ban Nha để kể lể nguồn gốc Mễ của gia đình họ Rom. Vợ ông lên mô tả “bi kịch” gia đình khi bà bị phát hiện có bệnh tâm não rối loạn khiến cho ông phải làm thang máy trong nhà cho bà lên xuống, và kết luận bằng cách ông ứng xử trong cơn hoạn nạn này cho thấy ông vừa có con tim “humane” (nhân đạo) vừa có cái đầu “problem-solving” (biết giải quyết công chuyện), đáng làm tồng thống. Ông thì kể chuyện sau một tai nạn xe hơi suýt chết vì đi truyền giáo ở Pháp, ông như nhận ra lẽ vô thường của cuộc đời và vì thế đã nguyện dâng hiến cuộc đời của mình cho Chúa, cho nhân loại, bằng cách trước đi vào con đường kinh doanh, sau là theo đuổi sự nghiệp chính trị. Thế nhưng người ta vẫn chưa biết gì thêm về ông: về con người, ông vẫn giữ vẻ huyền bí, chẳng ai biết thêm về công việc của ông ở Bain Capital cùng hồ sơ khai thuế của ông vì ông không muốn công khai hóa những khoản tặng dữ cho nhà thờ Mormon, là chuyện ông cho rằng “chỉ có giữa Chúa và tôi hiệp thông”. Về chính sách quốc gia, ông ngày càng tỏ ra không phải là người “giáo điều” (ideologue), mà sẵn sàng đi theo bất cứ hướng nào theo thời cơ hướng dẫn.

 Tối thứ tư, cựu Tổng thống Bill Clinton, 66 tuổi, đã đọc bài diễn văn kéo dài 47 phút trước đại hội, với chủ điểm: Liệu chúng ta hiện nay có khá hơn cách đây bốn năm hay chăng. Nhìn thời gian dài dằng dặc này, người ta sợ phải nghe một người “nói dai, nói dài, nói gian, nói dối, nói dở”. Thế nhưng, cái kết luận chung nhất của những người theo dõi ông Clinton là ông cựu tồng thống đúng là đấng cứu tinh vĩ đại của đàng Dân Chủ. Trước ông, có cả hơn 10 người Dân Chủ lên diễn đàn. Ông đã làm mờ cả - kế cả bà Michelle Obama. Sau ông, hôm thứ năm, đến phiên hai ông Phó Tồng thống Joe Biden và Tổng thống Barack Obama. Nhưng người ta bảo nhau rằng đại hội này đã bế mạc sau khi ông Clinton dứt lời, người ta không cần nghe thêm nữa. Ông Clintion nói hùng biện, mạnh mẽ, thuyết phục và gần gũi với quần chúng. Ông làm cho người ta tin ở những gì ông đang vạch ra về thực tế nước Mỹ. Thậm chí, có người cho rằng nhờ thế mà ông Obama sẽ được tái cử, và đây là chiến thắng của ông Bill Clinton.

Thực ra, đảng Cộng Hòa đặt ra câu hỏi để buộc cử tri nhìn vào “tiền kiếp” bốn năm qua là một lối chơi mạo hiểm. Trước hết, chính quyền Obama đã tránh được việc cuộc khủng hoảng mà ông Bush tạo ra trở thành một cuộc đại khủng hoảng! Hãy cứ tưởng tượng tình thế hiện nay sẽ thế nào nếu hệ thống ngân hàng sụp đổ năm 2008, kỹ nghệ xe hơi tiêu tùng năm 2009. Và nếu không có những chương trình trợ cấp cho người thất nghiệp trong ba bốn năm qua, cơn sốt của xã hội này sẽ tới đâu. Chúng ta hiện nay có an toàn hơn bốn năm trước chăng? Những người đang có việc có thấy an tâm với công việc của mình hơn trước? Thị trường nhà cửa nay có ổn định hơn? Những người vẫn lo ngại về bảo hiểm y tế, nhất là người già hưởng Medicare và những người có tiền sử bệnh trước đây bị từ chối bảo hiềm, phải chăng họ an tâm hơn, ít tốn kém hơn trước? Ông Obama lên vào tháng giêng năm 2009, nhưng phải sáu tháng sau, đà đi xuống mới đụng đến đáy. Đó là thời gian công ăn việc làm bị mất cả 4-5 triệu. Trong 32 tháng qua, như được xác nhận, đã có 4.5 triệu công ăn việc làm mới được tạo ra – tuy vẫn còn mất 300.000 nếu so với lúc ông mới lên. Đó là điều đáng suy nghĩ cho câu hỏi của đảng Cộng Hòa. Tổng sản lượng nội địa đã đạt đến mức có được năm 2007, cho dù lực lượng lao động giảm đi 7 triệu người. Đó là một điều khác cũng phải suy nghĩ về năng suất lao động cùng cách làm ăn mới của người Mỹ. Và ta cứ nhỉn thế giới điên đảo bên châu Âu. Cứ nhìn chủ trương ngăn chận của Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát trong hai năm qua… Và cũng nên hiểu rằng trong thế giới cạnh tranh quyết liệt ngày nay, để tạo công ăn việc làm mới ở Mỹ, phải cần thời gian để thúc đẩy một chương trình giáo dục, huấn nghệ có hiệu quả hơn… Đúng là kế trăm năm!

Dù sao đã qua hai kỳ đại hội. Người ta nhờ thế đã thấy rõ hơn cái “tiền kiếp” của mình cũng như “hậu vận” có thể như thế nào. Chỉ hơn tám tuần nữa sẽ có bầu cử. Trong tháng 10 sắp đến, những cuộc tranh luận sẽ càng làm nổi bật câu trả lời cho hai câu hỏi: người Mỹ ngày nay có khá hơn bốn năm trước, và nếu ông Romney đắc cử, bốn năm nữa, người Mỹ có thể khá hơn hiện nay hay chăng.

 Cho dù hiện nay người ta đã bắt đầu thấy được quang cảnh trước sau của mình!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười 2017(Xem: 8873)
"Qua 11 công trình đã hoàn thành hay còn đang thực hiện dở dang trên đây, theo Gs Cảnh, người ta có thể nhận ra rằng linh mục Viện Trưởng Lê Văn Lý đã khai phóng một con đường phải đi, một cái lý phải theo, một trật tự thiên nhiên phải tuân thủ, mà cũng có thể gọi là đạo, một Đạo Quản Lý Giáo Dục Đại Học."
16 Tháng Chín 2017(Xem: 10775)
"Lễ Vu Lan năm nay do đó đúng là một “cơ duyên” lớn cho mỗi người chúng ta nhìn đến cái nghiệp chướng của nhân loại thời nay, của mỗi người, và nhất là cho giới lãnh đạo tôn giáo định hướng hành đạo của mình một cách có ý thức."
16 Tháng Chín 2017(Xem: 8602)
Bão Doksuri đánh vào miền trung Việt Nam hôm thứ Sáu, gây tốc mái nhiều ngôi nhà, làm mất điện và gây lụt lội tại một số nơi. Đây là cơn bão được cho là mạnh nhất đánh vào Việt Nam trong cả thập niên nay.
31 Tháng Tám 2017(Xem: 8562)
"Hình ảnh mà nhiều người cho là “rất cảm động” được phóng viên AP David Philip ghi vào ống kính hôm chủ nhật 27/8. Ảnh chụp Daryl Hudeck, thành viên của đội SWAT Houston, đang giải cứu 2 mẹ con chị Catherine Pham qua khu vực lụt..."
31 Tháng Tám 2017(Xem: 8779)
"Bình Nhưỡng lại cho bắn tên lửa ngang qua không phận Nhật Bản. Chắc chắn Bình Nhưỡng muốn cho thấy là mọi đe dọa và trừng phạt sẽ không thể ngăn cản chế độ Bắc Triều Tiên theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo bằng mọi giá."
25 Tháng Tám 2017(Xem: 10725)
- Ông Flake: "Một thượng nghị sĩ không thể là con dấu của tồng thống!” Lương tâm của một người bảo thủ buộc ông phải lên tiếng... - "Nhìn vào thái độ của TTDC, câu hỏi đặt ra là họ có công tâm, tôn trọng sự thật không?"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468