Vẫn tin Obama (Bài phân tích của Ben Feller)

07 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 20197)
Vẫn tin Obama (Bài phân tích của Ben Feller)

Vẫn tin Obama

Cập nhật: 07:36 GMT - thứ tư, 7 tháng 11, 2012

 

 image001_313-content















Người Mỹ muốn dành cho Obama thêm một cơ hội
 

BBC Việt ngữ giới thiệu bài phân tích chiến thắng của ông Obama của Ben Feller, phóng viên Nhà Trắng của hãng tin Mỹ AP.

Chiến thắng của Tổng thống Barack Obama đồng nghĩa với việc những gì ông chủ trương sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ chi phối các cuộc mặc cả chính trị với các đối thủ ở Washington.

Mọi di sản của ông từ nhiệm kỳ đầu tiên giờ đây đã an toàn và được ghi vào lịch sử.

Tuy nhiên, trăng mật không thể đến hai lần và phe Cộng hòa không vì thế mà suy sụp. Nếu Obama không thể chấm dứt thế bế tắc ở Washington thì nhiệm kỳ nhì của ông sẽ chỉ còn là những lời đe dọa phủ quyết, những lời hứa hẹn hão, những mánh lới để vượt qua Quốc hội và những chiến dịch đối ngoại để đánh dấu di sản.

Thuế má và nợ nần

Obama sẽ thúc đẩy tăng thuế vào người giàu để làm giảm gánh nặng nợ nần của nước Mỹ và dành tiền cho những chương trình ông mong muốn.

Ông sẽ phải cố gắng thông qua được một chương trình cắt giảm thâm thủng ngân sách khổng lồ với Quốc hội trong những tháng tới và sau đó tiếp tục đến các chương trình khác như cải cách di trú, thuế má cũng như những giấc mơ không mang tính đảng phái khác.

Ông không cần phải lo lắng là chương trình cải cách y tế mà ông dày công tạo dựng bị rút lại hay là các biện pháp cải cách Phố Wall của ông sẽ bị dẹp bỏ. Ông cũng thở phào vì tên ông sẽ không nằm trong danh sách các tổng thống một kỳ của Mỹ bị người dân phế truất khi chương trình còn đang dang dở.

Cử tri Mỹ vẫn chọn Obama bởi vì họ tin tưởng ông hơn trong việc xử lý các khó khăn của cả cuộc đời họ.


Có lẽ lần này hy vọng không còn bao trùm khắp nước Mỹ như hồi bốn năm trước, nhưng người Mỹ đã nói với ông Romney rằng ông hãy giữ lại những thay đổi của ông, và cử tri Mỹ cũng không muốn làm xáo trộn Washington.

Tổng thống Obama có thể sẽ phải tiếp tục đối phó với Hạ viện do phe Cộng hòa nắm giữ. Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã phát biểu trong đêm bầu cử rằng đảng của ông có một sứ mạng: không đánh thuế cao hơn.

Tuy nhiên, tổng thống vẫn còn một bức tường lửa ở Thượng viện khi mà phe Dân chủ có khả năng duy trì thế đa số mong manh của họ. Tuy nhiên thế đa số này là không đủ để ngăn chặn phe Cộng hòa dìm lại các đạo luật quan trọng bằng chiến thuật câu giờ.

Do đó gánh nặng trên vai tổng thống là phải nhượng bộ chứ không chỉ yêu cầu đối thủ nhượng bộ.

Obama hiểu dân hơn?

Barack Obama thắng cử bất chấp tình hình kinh tế u ám đã làm tổn hao nhiều tinh thần của đất nước. Ông thắng khi với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất đối với một tổng thống đương nhiệm kể từ cuộc Đại suy thoái 80 năm trước. Ông thắng ngay cả khi cử tri cho rằng Romney là lựa chọn tốt hơn để chấm dứt thế bế tắc ở Washington.

Ông thắng ngay cả khi đại bộ phận dân chúng nói rằng cuộc sống của họ không hề tốt hơn bốn năm trước – một thách thức sống còn quá lớn đối với một vị tổng thống. 

 

Sự hồi hộp căng thẳng mau chóng kết thúc khi Obama giành chiến thắng ở hầu hết các tiểu bang đấu trường, nhất là ở Ohio. Đó là nơi mà ông đã đưa chiến dịch giải cứu ngành công nghiệp ô-tô của mình thành một thắng lợi và tàn phá cơ hội của ông Romney.

Lý do ông thắng ở đây là cử tri muốn bầu cho vị tổng thống mà họ biết. Họ tin tưởng rằng chính Obama, chứ không phải Romney, hiểu được những khó khăn của họ về chi phí học hành, các hóa đơn bảo hiểm và những đêm mất ngủ.

Các cuộc vấn ý ngoài phòng phiếu cho thấy phần lớn cử tri xem Obama là tiếng nói của người nghèo và tầng lớp trung lưu trong khi Romney chỉ tốt với người giàu.

“Tất cả là những gì tổng thống đã làm,” bà Bernadette Hatcher, một cử tri 42 tuổi ở Indianapolis, người đi bầu sau khi làm xong ca đêm.

“Không ai có thể sửa chữa mọi thứ chỉ sau 4 năm, nhất là nền kinh tế,” bà nói thêm.

Can trường và dày dạn, Romney có trong tay thành tích kinh doanh và một nhiệm kỳ thống đốc Massachusetts và những bài học từ lần tranh cử thất bại trước đây.

Nhưng ông chưa bao giờ đột phá như là người có thể đảm bảo an ninh và giấc mơ của người dân. Lúc nào ông cũng chỉ suýt gần đến thắng lợi mà thôi.

Thách thức trước mắt 

 

Bầu cử Mỹ chẳng bao giờ lý thú cả. Nó là một cuộc chiến dài hơi với những khoảnh khắc hời hợt của những quảng cáo bêu xấu nhau và những bình luận ngớ ngẩn.

“Người Mỹ không ở yên một chỗ. Chúng ta xây dựng. Chúng ta kỳ vọng. Chúng ta lắng nghe tiếng nói từ trong tâm khảm mình rằng chúng ta có thể làm tốt hơn,” Romney từng hứa hẹn với cử tri.

Người Mỹ đồng ý với ông Romney, nhưng họ chỉ muốn Obama dẫn dắt họ đi đến mục tiêu đó.

Đương kim tổng thống thì không mất thời gian chuyển giao, do đó công việc của Obama sẽ được kiểm tra ngay lập tức.

“Nếu tôi thắng cử thì tôi tin rằng người dân đã giao cho tôi sứ mạng xử lý vấn đề ngân sách một cách cân bằng,” ông phát biểu trong chiến dịch tranh cử. Điều này có nghĩa là ông sẽ tìm cách tăng thuế thay vì chỉ cắt giảm chi tiêu.

Obama phản bác rất mạnh mẽ rằng ông không ̣đồng ý kéo dài việc giảm thuế cho những người có thu nhập trên 200.000 đô la hay những cặp vợ chồng có thu nhập trên 250.000 đô la một năm.

Tuy nhiên John Boehner đã cảnh báo rằng Hạ viện vẫn nằm trong tay Đảng Cộng hòa.

“Với kết quả này,” Boehner nói, “Người dân Mỹ muốn nói rõ rằng họ giao cho chúng tôi sứ mạng không tăng thuế.”

Tuy nhiên, Obama, vốn không bao giờ thiếu niềm tin, đã sẵn sàng chiến đấu với Hạ viện.

 

(Nguồn: bbc.co.uk)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26420)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33400)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26209)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25971)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24520)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26975)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32085)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29826)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28803)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29598)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468