Tân Ngoại trưởng John Kerry và quan hệ Mỹ-Việt (RFI)

03 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 16538)
Tân Ngoại trưởng John Kerry và quan hệ Mỹ-Việt (RFI)

Tân Ngoại trưởng John Kerry và quan hệ Mỹ-Việt

 

image001_367
















Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, 14/02/2013

REUTERS
 

RFI

Đầu tháng Hai vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry chính thức nhậm chức Ngoại trưởng, thay thế bà Hillary Clinton. Ông Kerry là cựu chiến binh, có nhiều kinh nghiệm trong và sau chiến tranh Việt Nam. Dưới thời tổng thống Bill Clinton, ông Kerry là người đã tham gia vào quá trình đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt Nam. Vậy quan hệ Mỹ - Việt sẽ phát triển ra sao dưới thời tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Sau đây là một số nhận định của giáo sư Carld Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc.

Trong tài liệu được gửi tới các phương tiện truyền thông, ngày 11/02/2013, giáo sư C.Thayer cho rằng nhiệm kỳ của Ngoại trưởng John Kerry sẽ phản ánh những ưu tiên của tổng thống Obama và những di sản mà bà Hillary Rodman Clinton để lại. Trong năm 2010, một báo cáo của bộ Quốc phòng Mỹ đã xác định Việt Nam là một trong ba đối tác chiến lược tiềm tàng tại Đông Nam Á. Các nước khác là Indonesia và Malaysia.

Theo giáo sư Thayer, Việt nam là một cường quốc trung bình đang trỗi dậy trong khu vực. Điều này sẽ rất quan trọng đối với Hoa Kỳ do vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Việt Nam dường như đứng hàng thứ sáu trong thứ tự xếp hạng mức độ quan trọng đối với Hoa Kỳ. Danh sách này chỉ là tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Singapore đứng đầu danh sách đối tác chiến lược, rồi đến lượt Philippines và Thái Lan, với tư cách là những đồng minh có ký hiệp định, sau đó là Indonesia và Malaysia, tiếp theo là Việt Nam.

Liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, giáo sư Thayer nhận định chính sách của Mỹ trong hồ sơ này sẽ không thay đổi. Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía Việt Nam, Trung Quốc hay bất kỳ bên tranh chấp nào. Mỹ sẽ tiếp tục kêu gọi là các tranh chấp cần phải được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Về quan hệ song phương, các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam đang bị ngưng lại do tình trạng nhân quyền xấu đi tại Việt Nam. Có nhiều khả năng là Ngoại trưởng Kerry sẽ tiếp tục gây áp lực đối với Việt Nam để lật ngược xu hướng này. Đồng thời, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lôi kéo Việt Nam hợp tác cải thiện cơ cấu an ninh khu vực, như Cuộc gặp các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng và Thượng đỉnh Đông Á.

Mặt khác Hoa Kỳ cũng sẽ tiếp tục đặt lên hàng ưu tiên các chương trình y tế công cộng và trợ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Hồ sơ này sẽ được xử lý trong khuôn khổ song phương và đa phương thông qua Sáng kiến Hạ lưu sông Mêkông do cựu Ngoại trưởng Clinton đưa ra.

Giáo sư Thayer cho biết, Ngoại trưởng Kerry có nhiều kinh nghiệm làm việc với ban lãnh đạo Việt Nam, trong nhiều thập niên qua. Với tư cách là thành viên, rồi chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện, ông đã gặp gỡ tất cả những quan chức cao cấp của Việt Nam khi họ tới thăm Washington. Do Việt Nam coi trọng mối quan hệ cá nhân, điều này sẽ có lợi cho Ngoại trưởng Kerry khi ông tham dự các cuộc họp cấp bộ trưởng của ASEAN và Diễn đàn Khu vực ASEAN.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26417)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33397)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26206)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25970)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24518)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26974)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32084)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29825)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28802)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29596)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468