Câu chuyện 'đổi gác' ở Việt Nam (BBC)

16 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 31587)
Câu chuyện 'đổi gác' ở Việt Nam (BBC)

Câu chuyện 'đổi gác' ở Việt Nam

 image001_90

















Nội các mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm bốn Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua.


Nhà báo Roger Mitton, một người từng làm việc nhiều năm ở Việt Nam, hồi đầu tuần có bài phân tích đăng trên tờ Phnom Penh Post nói rằng việc Chính phủ mới ra mắt chắc chắn đang mang lại hy vọng về một sự tiến bộ mới, nhất là trong bối cảnh có nhiều sai lầm về quản lý kinh tế trong thời gian qua.

Ông Mitton nhận định rằng các thay đổi lần này sẽ tăng ảnh hưởng của phe mà ông gọi là "bảo thủ" trong Đảng Cộng sản Việt Nam và các thành phần cải cách cấp tiến sẽ bị yếu thế.

"Về cơ bản, điều này có nghĩa là cải cách hệ thống chính trị và kinh tế vốn đang trì trệ của Việt Nam sẽ không xảy ra trong 5 năm tới."

"Điều thứ hai, tích cực hơn, là cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc có cơ may sẽ được giải quyết."

Nhà báo Roger Mitton giải thích điều này là vì phe thủ cựu thân cận với 'các đồng chí Trung Quốc' hơn là phe cải cách, bởi vậy có cơ hội đạt thỏa thuận nào đó, cho dù chỉ tạm thời.

Điều thứ ba, theo ông Mitton, một sự thật hiển hiện là sẽ không có thêm tự do dân chủ trong nền báo chí bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam.

Các gương mặt lãnh đạo

Nhà báo kỳ cựu này xem xét hai nhân vật lãnh đạo cao nhất ở Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

"Ông Trọng, người có mái tóc bạc và gương mặt hiền từ, là nhân vật lãnh đạo được chấp nhận một cách thỏa hiệp, giống như người công nhân đói bụng đành ăn cháo trắng."

"Ấm bụng thật đấy, nhưng chưa chắc đã ngon."

Ông Lê Hồng Anh là cựu Bộ trưởng Công an, mà nhiệm kỳ được đánh dấu bằng các hoạt động theo dõi kiểm soát chặt chẽ người dân, với hàng chục nhà hoạt động bị bỏ tù.

Dưới hai ông nói trên, trong hàng ngũ Đảng, là Chủ tịch Trương Tấn Sang, 62 tuổi, và Thủ tướng tái đắc cử Nguyễn Tấn Dũng, 61.

"Ông Sang không ưa ông Dũng," nhà báo Roger Mitton nhận xét, "nhất là khi ông Dũng tái đắc cử sau khi đã có nhiệm kỳ đầu nhiều sai lầm như thế".

Ông Mitton còn thẳng thắn nhận định rằng việc ông Dũng duy trì chức vụ có lẽ là chi tiết đáng thất vọng nhất trong việc bổ nhiệm nội các mới.

Đối lại, ông Trương Tấn Sang, theo nhà báo này, là một lãnh đạo có kinh nghiệm đã tiến thân lên vị trí hàng đầu cho dù bị vướng vào vụ bê bối liên quan thế giới ngầm khi ông làm Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh.

Nhiều nhà phân tích từng kỳ vọng rằng ông sẽ thành Thủ tướng và ông Dũng sẽ bị đẩy sang làm Chủ tịch nước, vị trí không có thực quyền, thế nhưng điều này đã không xảy ra.

Theo ông Roger Mitton, hai gương mặt mới đáng chú ý và có nhiều triển vọng là tân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 55 tuổi, và tân Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, 52 tuổi.

Ông Phúc được nhiều người đánh giá là trong sạch, có khả năng và có cơ hội trở thành Thủ tướng một ngày trong tương lai.

Ông Phạm Bình Minh không chỉ có lợi thế tuổi trẻ, mà còn có gốc gác gia đình thuận lợi vì ông là con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người từng lãnh đạo ngành ngoại giao Việt Nam hơn một thập niên.

"Nếu may mắn thì người con trai có tài ăn nói và thông minh của ông Thạch sẽ tại vị còn nhiều năm hơn thế."

Chính sách kinh tế không đổi

Trong lĩnh vực kinh tế-tài chính, các nhà báo nước ngoài dựng lên một bức tranh xấu tốt lẫn lộn.

Nhà báo Roger Mitton nhận định rằng tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, 54 tuổi, là nhân vật có tài năng và trong sạch, được biết tới vì khả năng xử lý các vấn đề hóc búa về tài chính.

Tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ có bằng tiến sĩ về kế toán, kiểm toán và ngân sách nhà nước ở Slovakia, theo hãng tin Anh Reuters.

Hãng Reuters cũng trích lời Alan Phạm, kinh tế trưởng tại công ty môi giới chứng khoán Vina Securities, nói: "Với việc Tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ lên làm Bộ trưởng tài chính, Thủ tướng Dũng muốn mọi người thấy rằng ông muốn tiếp tục kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước để tránh xảy ra một vụ sụp đổ như Vinashin".

Nhà báo Roger Mitton trong bài báo của mình đã viết: "Đáng tiếc là ông Nguyễn Văn Bình, 55 tuổi, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lại không được như vậy."

Theo nhiều nguồn tin, ông Bình thân cận với cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, người đang bị báo nước ngoài cáo buộc tham nhũng.

Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có sự nghiệp gắn liền với Ngân hàng Trung ương. Ông được đào tạo ở Nga và là một trong năm Phó Thống đốc kể từ năm 2008, phụ trách quan hệ đối ngoại. Ông Bình cũng từng làm việc với ông Dũng thời kỳ ông Dũng là Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.

Nhà báo Mitton nói đang có quan ngại rằng các chính sách tài chính của Việt Nam sẽ tiếp tục quay vòng trong các xáo trộn của đồng tiền mất giá, hạn chế tín dụng và mua bán ngoại tệ.

Trong khi đó, một nhà ngoại giao ở Hà Nội nói với hãng Reuters với điều kiện giấu tên rằng ông “không thấy bất cứ thay đổi đột ngột nào trong chính sách kinh tế cả.”

Matt Hildebrandt, nhà kinh tế của JP Morgan Chase ở Singapore, nói ông hy vọng nội các mới sẽ đem đến những chính sách kinh tế rõ ràng và nhất quán hơn giúp dẫn đến ổn định kinh tế trung hạn, điều mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đã không làm được kể từ năm 2007.

(Nguồn: bbc.co.uk)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 28055)
Thông cáo chung do 4 bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao hai nước đồng ký xác định « chống lại mọi hành động vũ lực, cưỡng chế để giành lợi thế hay can thiệp vào hoạt động kinh tế chính đáng » của bất cứ phe nào.
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26414)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33397)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26205)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25970)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24516)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26972)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32075)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29823)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28798)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468