Ngành Đại học Mỹ vẫn đứng đầu thế giới (RFI)

17 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 28756)
Ngành Đại học Mỹ vẫn đứng đầu thế giới (RFI)

Ngành Đại học Mỹ vẫn đứng đầu thế giới

 

image001_165











Một góc trường công nghệ Caltech tại California

Flickr / Velo Steve

Trọng Nghĩa, RFI


Hoa Kỳ luôn luôn chiếm lĩnh đỉnh cao trên các bảng đánh giá và xếp hạng các trường đại học trên toàn thế giới. Bảng xếp hạng mới nhất của tổ chức Times Higher Education (THE) trụ sở tại Luân Đôn công bố ngày 06/10/2011 đã lại xác nhận thực tế đó. Tuy nhiên, yếu tố đáng chú ý trong bản đánh giá thường niên lần thứ 8 của tổ chức có uy tín này, là Đại học Harvard lần đầu tiên bị mất ngôi vị số một.

Từ ngày tổ chức THE thành lập bảng xếp hạng 200 trường Đại học xuất sắc nhất trên thế giới - từ năm 2004 đến nay - trường Harvard (thành lập năm 1636) ở tiểu bang Massachusetts luôn luôn đứng nhất. Thế nhưng trong bảng vàng năm 2011, Harvard đã phải nhường chỗ cho Học viện Công nghệ California (Caltech) gần Los Angeles, và lùi xuống vị trí thứ hai, đồng hạng với một trường khác cũng ở California là Đại học Stanford.

Qua bảng xếp hạng năm nay của THE, phải nói là ngành đại học Mỹ vẫn chiếm ưu thế gần như là tuyệt đối, đưa được 75 cơ sở vào Top 200 trường đại học hàng đầu thế giới. Nếu chỉ tính 20 trường hàng đầu, các đại học Mỹ chiếm gần ba phần tư, cụ thể là 14 trường. Còn trong bảng Top 10, con số đại học Mỹ lên đến 7, trong đó có các tên tuổi khác như Princeton, MIT, Chicago, Berkeley. Các chỗ còn lại giành cho ba con chim đầu đàn của ngành đại học Anh Quốc : Oxford (hạng 4), Cambridge (hạng 6) và Imperial College London (hạng 8).

Các kết quả trên cho thấy là ngay sau Hoa Kỳ, Anh Quốc cũng là một cường quốc đại học nặng ký, với 3 trường trong Top 10, và 32 cơ sở trong Top 200. Sự thống trị của Mỹ-Anh tuyệt đối đến mức mà trong số 20 trường đại học đứng đầu thế giới, chỉ có 2 định chế không phải là Anh-Mỹ. Đó là Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ETH tại Zurich (hạng 15), và Đại học Toronto ở Canada (hạng 19).

Đứng đầu tại châu Á là Nhật Bản, với Đại học Tokyo xếp thứ 30, theo sau là Đại học Hồng Kông (hạng 34), Đại học Quốc gia Singapore (hạng 40), Đại học Bắc Kinh (hạng 49).

Bảng xếp hạng của Times Higher Education dựa trên việc xem xét 17.500 trường đại học trên thế giới, và đánh giá chất lượng của mỗi trường căn cứ vào 13 tiêu chí, từ nghiên cứu, giảng dạy, cho đến chuyển giao tri thức hay hoạt động quốc tế.

Đặc biệt năm nay, THE lần đầu tiên cũng sắp xếp các trường về chi phí theo đầu người mà mỗi nước dành cho ngành đại học. Căn cứ vào tiêu chí này, Thụy Sĩ đứng đầu bảng, Anh Quốc đứng thứ hai, và Hà Lan đứng thứ ba. Riêng Hoa Kỳ bị đẩy xuống hạng thứ 16.

(Nguồn: RFI)

 

Hoa Kỳ luôn luôn chiếm lĩnh đỉnh cao trên các bảng đánh giá và xếp hạng các trường đại học trên toàn thế giới. Bảng xếp hạng mới nhất của tổ chức Times Higher Education (THE) trụ sở tại Luân Đôn công bố ngày 06/10/2011 đã lại xác nhận thực tế đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26423)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33402)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26210)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25973)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24520)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26977)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32087)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29827)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28803)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29601)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468