Cho, Nhận Và Từ Chối (Hoàng Ngọc Nguyên)

20 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 28205)
Cho, Nhận Và Từ Chối (Hoàng Ngọc Nguyên)


CHO, NHẬN VÀ TỪ CHỐI


Hoàng Ngọc Nguyên

 

image003_49-content 

 

 

I've looked at love from both sides now
From give and take and still somehow
It's love's illusions I recall
I really don't know love at all

(Both Sides Now)

 

Là một con người đang sống trên đất Mỹ, có lẽ trong dịp Lễ Tạ Ơn năm nay mọi người (ngoại trừ những người đang trở vể “quê hương” để sử dụng cho đáng đồng tiền bát gạo những gỉ mình đã ngửa tay “nhận” từ đất nước Mỹ “tạm dung” này), ai cũng phải nhìn lại chính mình và cuộc sống quanh mình để suy nghĩ làm sao mình có thể tồn tại trong thời buổi này trên đất nước này và làm sao để cho tương lai tốt đẹp hơn – dĩ nhiên chẳng riêng gì cho mình mà cho cả cộng đống xã hội. Đứng trước tình cảnh khó khăn và bế tắc của nước Mỹ, chúng ta bần thần mãi vể cái lẽ cuộc đời, việc “cho” và “nhận”, và dường như hiểu rằng cái khủng hoảng hiện nay là ở chỗ cái mối quan hệ cho và nhận này không hợp lý, đàng hoàng, tử tề ở mọi người. Người ta thuộc mọi tầng lớp đều không xac định chính xác cho là gì, nhận là gì, và thế nào là biết từ chối – đến mức đất nước phá sàn vì cho không đủ, nhận thì thái quá. Cái phương châm thời đại “chia sẻ hy sinh” (shared sacrifice) bị gạt bỏ ngoài tai như một khẩu hiệu chính trị vô nghĩa hơn là một nhận thức của lưong tâm. Chính quyển thường là người đóng vai trò trung gian và điều hợp việc “cho” và “nhận” này trong xã hội theo khả năng của người cho và theo nhu cầu của người nhận. Chính quyền chẳng thể đứng về một phe nào cả mà đứng về phía người dân – theo nghĩa lợi ích chung cho xã hội đi lên, đất nước tiến lên. Chính quyền của chúng ta đang rạn vỡ từng mảnh, chính là nỗi niềm đau lòng và phẫn nộ của ngưòi dân nói chung - đặc biệt trong dịp Lễ lẽ ra người ta phải tạ ơn này về những gì mình có, không phải uất ức vì những thứ mình mất.

 Nhà báo thường là người phải mang nhiều tâm sự, bởi vì họ quan sát thường trực, suy nghĩ thường trực, đặt câu hỏi thường trực về cái xã hội mình đang sống, đất nước trong đó lương tâm bắt mình phài gắn bó – không phải chỉ có tám tiếng như người đi làm toàn thời gian, mà cả trong thời gian “over-time” - giờ nghỉ hay giấc ngủ. Ngưòi cao niên cũng là người mang tâm sự, những nỗi niềm của người gần cuối đời nhìn lại và nôn nao hướng về phía trước để tìm an toàn cho những ngày cuối đời của mình. Tom Wharton là một nhà báo bước vào tuổii cao niên. Tuy chuyên về lĩnh vực đời snớg thiên nhiên và con người, tâm sự của ông nhân ngày bước vào tuổi 61 không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thiên nhiên, mà đúng hơn là nói lên nỗi bất bình trước thời thế, chính trị, con người… Một nghĩa nào đó, cũng là chuyện cho và nhận lạm quyền: chính phủ hay những nhà chính trị cướp đi của ngưoì dân cái thiên nhiên như cuộc sống của họ để biến nó thành tư hữu cho ngườì giàu…

 Đây là bài viết của ông, cho ta đọc để suy nghĩ tâm sự của chính mình:


Ngày thứ tư, tôi được 61.

 Trông như tôi phải đợi cả một thế hệ mới đến lúc vế hưu, làm một vài công tác thiện nguyện, chơi với cháu nội cháu ngoại, đi đây đi đó, và hưởng lấy những thành quả của cả một đời lao động của mình.

 Đúng, tôi càm thấy buồn bực trong lòng, lo lắng và chua chát.

 Tôi giận mình đã mập phì ra, tướng tá khó coi, và vẻ già nua bắt đầu hiện rõ. Những sinh hoạt ngoài trởi tôi thường thích thú nay trở nên khó khăn và có khi còn không thể nữa. Quá dễ để buông xuôi tất cả và cho phép những đau nhức và hành hạ của tuổi già trở thành một mối lo rầu thường xuyên.

 Khi tôi đến gần tuổi hưu trí, tôi lo rằng sẽ không có cho mình tiền An sinh Xã hội, Medicare, và cả phúc lợi giải ngũ và vì thế tôi sẽ phải tiếp tục làm việc cho đến khi chết đi.

 Tôi đã rất tự hào làm việc trong ngành báo chí cho cà cuộc đời của mình, ngay từ khi còn học trung học. Nay thì ngành này, nói thế nào đi nữa, vẫn làm một công việc tuyệt diệu là buộc các nhà chính khách của chúng ta phải lương thiện và cố gắng tối đa nói lên sự thực cho người đọc, nhưng đang gặp những khó khăn tài chánh trong thời buổi điện tử Internet này. Cá nhân tôi chấp nhận công nghệ mới này, nhưng vẫn tự hỏi tất cả những nhà blogger, những nhà bình luận, và những trang mạng sẽ kiếm đâu ra tin tức để cho họ nhận dịnh nếu không có những nhà báo thực sự làm công viểc chạy tin hàng ngày cần thiết trong một xã hội tự do.

 Tôi tức giận những nhà chính trị ở Utah không chỉ vì một ít lý do.

 Tại sao Dân biểu Jason Chaffets và Thượng nghị sĩ Mike Lee nghĩ rằng bán đi hàng ngàn mẫu đất công cộng ở Utah với giá rẻ mạt là một sáng kiến vĩ đại? Phải chăng họ không biết giải trí ở những nơi thông thoáng như thế là một trong số ít những hình thức trong khả năng của nguòi dân về giải trí trong khả năng mà chúng ta còn sót lại? Chúng ta có thể không còn khả năng để đi chơi bên châu Âu, thậm chí những chỗ gần như Disneyland, nhưng chúng ta có thể cắm trại, picnic, đi bộ hay chạy xe đa dụng (ATV – all-terrain vehicles) ở Utah.

 Vì lý do đó, tại sao những người yêu mến thiên nhiên, cảnh hoang dã, những ngưòi săn bắn, những người đi câu, những nguòi đi ski, và những người thích lái xe giữa những cánh đồng ngoài rìa xa lộ ngưng đấu đá nhau để thấy rắng những nguy cơ Quốc Hội tư nhân hóa đất đai công cộng là chuyện đáng kinh hoàng hơn là chuyện thất bại trong đấu tranh bảo vê một vùng hoang dã hay có vài con đường bị đóng. Người ta cảm thấy thế nào khi không có chỗ đi săn, đi câu hay có một vài con dường bị đóng, tất cả chỉ vì giao đất cho tư nhân? Tại sao chúng ta không thấy phàn ứng phẫn nộ nơi phía quần chúng?

 Tại sao đoàn đại biều quốc hội của chúng ta từ chối kinh phí cho quỹ bảo tồn nguồn nước và đất đai từ những khoàn tiền hoa hồng khoan dầu như mục đich người ta lập ra để cho thành phố của chúng ta, các quận hạt và tiểu bang có thể có chút ít tiền để phát triển các công viên, các đưởng mòn trong núi, và những trung tâm giái trí công cộng. Phải chăng người ta đã quá xa rời với cộng đống chung này đến mức họ không nhận ra được đối với nhiều người, được đến những khu vực này tự do hay chỉ tốn phí vừa phải là điều chúng ta phải làm trong thời gian nhàn rỗi.

 Tại sao nhiều nhà lập pháp của chúng ta nghĩ rằng có thể phát hành công trái và đánh thuế vài tỉ đô-la để xây một đường ống có thề là vô dụng để đưa nước từ Hồ Powel đến St. George, nhưng lại không chịu cấp kinh phí cho những nhu cầu giải trí căn bản?

 Trước vấn đề này, trách nhiệm của những nhà chính trị của chúng ta ở đâu khi họ làm ngơ trước sự nhất trí của hầu hết những nhà khí hậu học là trái đất đang trở nên nóng hơn, và trừ phi chúng ta hành động như thế nào đó về chuyện này, tương lai của con em chúng ta, của cháu chắt đời sau sẽ bị hiểm nghèo? Chúng ta đã tạo một tình huống cho họ quá dễ bị mua chuộc bời những người vận động hành lang, những người nghĩ rằng chúng ta có thể cứ nhắm mắt mãi tiếp tục làm ô nhiễm hành tinh của mình mà chẳng sợ gì phải trả giá.

 Tôi tức giận vì có những nhà chính trị bị mua chuộc, một hệ thống đã ổn cố đang tiêu diệt giai cấp trung lưu, những cử tri vô tâm, và sự kiện tôi cảm thấy vô vọng trong nỗ lực thay đỏi những điều này.

 Trong phần lớn đời tôi, tôi là nguòi lạc quan, một nguòi đi kiếm điều tốt trong cái xấu. Tôi thích thảo luận chính trị một cách lương thiện và thẳng thắn với một nguòi tôi không đống tình.Tôi cho rằng thế là hạnh phúc.

 Nhưng khi tôi bước qua tuổi 61 hôm thứ tư, tôi trở nên cực kỳ bực bội, lo sợ và cay đắng trước những gì mà lòng tham, những quyết định thiển cận và sự ích kỷ đang gây ra không chỉ cho đất nước chúng ta mà cả thế giới chúng ta.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2018(Xem: 16366)
"Khi chính quyền không thành công trong việc mang lại cuộc sống thịnh vượng cho dân chúng bằng thể chế và chính sách tốt, họ sẽ tìm cách thổi phồng thành tích hoặc thổi phồng lòng tự hào để dân chúng cảm thấy yêu nước hơn."
08 Tháng Năm 2018(Xem: 11309)
"Niềm hy vọng còn lại chỉ mong ở sự kết hợp của hai thế hệ trẻ rường cột trong và ngoài nước, như đã nói ở trên."
30 Tháng Ba 2018(Xem: 11596)
"Quang Du Ca tức nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tác giả bài hát “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” và hàng trăm ca khúc khác đã làm nóng dậy bầu nhiệt huyết của giới trẻ Miền Nam Việt Nam thập niên 60-70 đã xa lìa gia đình và bạn bè đúng bảy năm. "
30 Tháng Ba 2018(Xem: 9611)
"Nếu vẫn tiếp tục xây dựng các đập thủy điện, đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng sạt lở, hiện nay đang sạt lở dữ dội rồi (3). Có thể đến cuối thế kỷ thì 50% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất khỏi bản đồ do sạt lở. "
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468